Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Căng thẳng Nga – Ukraina: Ông Zelenskyy muốn gặp ông Putin; Nga phát tiền cho người sơ tán từ Ukraina

Kinh tế thế giới

20/02/2022 09:20

Tại cuộc họp bàn về vấn đề Ukraina tại Munich, Tổng thống Ukraina Zelenkyy cho biết ông muốn có một cuộc gặp mặt trực tiếp với người đồng cấp Nga – Tổng thống Putin. Trong khi đó Nga đã phát số tiền bằng nửa tháng lương cho những người sơ tán từ miền Đông Ukraina sang lãnh thổ Nga.
news

Căng thẳng tăng cao tại miền Đông Ukraina

“Tôi không biết Tổng thống Liên bang Nga muốn gì, vì vậy tôi đang đề xuất một cuộc họp”, TT Zelenskyy nói tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), nơi ông cũng có cuộc trao đổi với phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris về những căng thẳng đang diễn ra giữa Nga và Ukraina.

1000.jpeg
Căng thẳng tiếp tục gia tăng ở miền Đông Ukraina.

Ông Zelenskyy cũng cho biết, Nga có thể được quyền lựa chọn địa điểm cho các cuộc đàm phán.

"Ukraina sẽ chỉ tiếp tục đi theo con đường ngoại giao vì lợi ích của một giải pháp hòa bình", ông Zelenkyy nói.

Phía Nga chưa có phản hồi ngay lập tức về đề nghị này của Tổng thống Ukraina.

Phát biểu của ông Zelenskyy được đưa ra chỉ vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraina ra lệnh tổng động viên vào hôm thứ Bảy (19/2).

Lo ngại một cuộc chiến có thể bắt đầu trong vài ngày tới, Đức và Áo đã yêu cầu công dân của họ rời khỏi Ukraine. Hãng hàng không Lufthansa của Đức đã hủy các chuyến bay đến thủ đô Kiev và Odessa, một thành phố cảng ở Biển Đen – nơi có thể là mục tiêu chính nếu một cuộc tấn công xảy ra.

Văn phòng liên lạc của NATO tại Kiev cho biết, họ đang chuyển các nhân viên của mình đến Brussels và thành phố Lviv, miền tây Ukraina. Trong khi đó, một số quan chức quân sự hàng đầu của Ukraina đã bị pháo kích trong chuyến thị sát mặt trận miền Đông, buộc nhóm người này phải vào hầm trú bom trước khi rời khỏi khu vực, theo một nhà báo của Associated Press, người có mặt trong chuyến đi.

Bạo lực ở miền đông Ukraina đã gia tăng trong những ngày gần đây khi quân chính phủ và chính quyền của hai khu vực do lực lượng ly khai được hậu thuẫn bởi Nga liên tục đưa ra cáo buộc lẫn nhau.

Nga, vàohôm thứ Bảy, cho biết ít nhất hai quả đạn được bắn từ một khu vực do quân đội chính phủ Ukraina kiểm soát ở miền đông Ukraina đã được bắn qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba bác bỏ và gọi đó là “một tuyên bố giả mạo”.

Bạo lực lẻ tẻ đã nổ ra trong nhiều năm qua dọc theo ranh giới ngăn cách lực lượng Ukraina với quân ly khai do Nga hậu thuẫn, tuy nhiên, đợt pháo kích gần đây có thể gây ra một cuộc chiến toàn diện.

Mỹ và nhiều nước châu Âu đã cáo buộc rằng Nga, quốc gia đã điều khoảng 150.000 quân đến gần biên giới Ukraina, đang cố gắng tạo ra “cái cớ” để tấn công toàn diện Ukraina.

Trong khi đó, mở đầu cuộc gặp với TT Zelenskyy tại Munich, phó Tổng thống Mỹ Harris nói rằng thế giới đang ở “thời điểm quyết định trong lịch sử”.

Lực lượng ly khai tổng động viên, sơ tán người dân sang Nga

Trước đó, vào hôm thứ Bảy, Denis Pushilin, người đứng đầu chính phủ ly khai thân Nga ở vùng Donetsk cho biết “mối đe dọa xâm lược ngay lập tức” từ các lực lượng Ukraina trong thông báo của mình. Các quan chức Ukraina kịch liệt phủ nhận việc có kế hoạch đánh chiếm các khu vực do phiến quân kiểm soát bằng vũ lực.

“Tôi kêu gọi tất cả những người đàn ông trong nước cộng hòa, nếu có thể hãy cầm vũ khí để bảo vệ gia đình, con cái của mình. Cùng nhau, chúng ta sẽ đạt được chiến thắng mà chúng ta đang cần”, Denis Pushilin nói.

image.jpg
Người dân Ukraina cho thấy quyết tâm sẵn sàng đối đầu với Nga.

Một tuyên bố tương tự cũng được đưa ra sau đó từ người đứng đầu lực lượng ly khai ở vùng Luhansk.

Vào hôm thứ Sáu (18/2), phe nổi dậy bắt đầu sơ tán dân thường sang Nga với một thông báo dường như là một phần trong nỗ lực của họ và Moscow nhằm coi Ukraina là kẻ xâm lược.

Lệnh sơ tán có thể là một chiến thuật nhằm tạo ra “tia lửa” cho một cuộc tấn công rộng lớn hơn.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock

Trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết vào cuối ngày thứ Sáu rằng, dựa trên những thông tin tình báo mới nhất của Mỹ, ông hiện tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định xâm lược Ukraina và tấn công thủ đô.

“Vào thời điểm này, tôi tin rằng anh ấy đã đưa ra quyết định. Chúng tôi có lý do để tin điều đó”, Tổng thống Biden nó và nhắc lại rằng vụ tấn công có thể xảy ra trong "những ngày tới".

TT Biden đã được thông báo tóm tắt về các cuộc họp của phó Tổng thống Harris ở Munich và đã nhận được thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình Ukraina, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy.

“Tổng thống Biden sẽ thảo luận về vấn đề Ukraina trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia vào Chủ nhật”, bà Jen Psaki cho biết thêm.

Trong khi đó Nga đã tiến hành các cuộc tập trận hạt nhân lớn vào thứ Bảy. Điện Kremlin cho biết ông Putin, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga trước những gì nước này coi là mối đe dọa từ phương Tây, đã theo dõi cuộc tập trận cùng với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ phòng tình huống.

Đáng chú ý, cuộc tập trận được lên kế hoạch có sự tham gia của Hạm đội Biển Đen có trụ sở tại Crimea – bán đảo vốn thuốc Ukraina mà Nga đã sáp nhập vào lãnh thổ của mình từ năm 2014.

Nhấn mạnh mối lo ngại của phương Tây về một cuộc tấn công toàn diện do Nga phát động sắp xảy ra, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, ước tính khoảng 40% đến 50% lực lượng mặt đất của Nga đã được triển khai ở khu vực giáp với biên giới Ukraine đã di chuyển đến các vị trí tấn công gần hơn.

Sư thay đổi đã được tiến hành trong khoảng một tuần và không nhất thiết là TT Putin đã quyết định bắt đầu cuộc tấn công, một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ cho biết.

Quan chức này cũng ước lượng rằng số lượng đơn vị mặt đất của Nga - được gọi là các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn - ở khu vực biên giới đã tăng lên tới 125 đơn vị so với con số 83 tiểu đoàn vào hai tuần trước. Mỗi nhóm này có từ 750 đến 1.000 binh sĩ.

“Các đường dây liên lạc giữa Matxcơva và phương Tây vẫn mở”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nga đã phát biểu hôm thứ Sáu.

Trong khi đó Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết đã lên lịch cho một cuộc điện đàm với TT Putin vào Chủ nhật. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đồng ý gặp nhau vào tuần tới.

ea12c1edd7644c008e3e450df4f5333f.jpg
Nga cung cấp khoản tiền bằng nửa tháng lương cho người sơ tán đến từ Ukraina.

Những lo lắng trước mắt tập trung vào miền đông Ukraina, nơi các lực lượng chính phủ đã chiến đấu với lực lượng ly khai thân Nga kể từ năm 2014. Cuộc xung đột đã khiến khoảng 14.000 người thiệt mạng. Một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết vào 2015, tuy nhiên các cuộc giao tranh vẫn diễn ra thường xuyên.

Một quả bom được cài trong xe hơn đã phát nổ ở trung tâm thành phố Donetsk hôm thứ Sáu và 2 vụ nổ khác vào hôm thứ Bảy tại thành phố Luhansk do lực lượng ly khai chiếm giữ đã làm gia tăng căng thẳng.

Trong khi đó quân đội Ukraina cho biết hai binh sĩ của họ đã chết trong một cuộc tấn công do quân ly khai thực hiện vào hôm thứ Bảy.

Đến sáng thứ Bảy, phe ly khai ở 2 khu vực Luhansk và Donetsk – nơi còn được gọi là vùng Donbas - nói rằng hàng nghìn cư dân nằm trong khu vực này đã được sơ tán sang Nga.

Nga đã cấp khoảng 700.000 hộ chiếu cho cư dân của các vùng lãnh thổ do quân ly khai kiểm soát. Những tuyên bố cho rằng công dân Nga đang bị đe dọa có thể được sử dụng như là một cái cớ cho một hành động quân sự.

Trong một video được phát trên mạng xã hội, ông Pushilin, người đứng đầu chính phủ phiến quân Donetsk, cáo buộc rằng Ukraina sắp ra lệnh cho một cuộc tấn công trong khu vực.

Phân tích dữ liệu từu video do phe ly khai đăng tải về cuộc sơ tán cho thấy các file này đã được tạo ra hai ngày trước, AP xác nhận.

Các quan chức Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng nỗ lực của Điện Kremlin là nhằm tạo ra “cái cớ” cho một cuộc xâm lược có thể bao gồm các video được dàn dựng, ghi âm trước.

Trong khi đó các quan chức ở khu vực Rostov của Nga, nơi giáp với miền đông Ukraina, đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì dòng người sơ tán.

Báo cáo từ các phương tiện truyền thông hôm thứ Bảy cho thấy tình trạng hỗn loạn tại một số trại được chỉ định dùng làm nơi ở tạm cho những người từ miền đông Ukraina.

TT Putin đã ra lệnh cho chính phủ Nga cung cấp 10.000 rúp (khoảng 130 USD) cho mỗi người di tản, số tiền tương đương khoảng một nửa mức lương trung bình hàng tháng ở miền đông Ukraina.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ