Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Căng mình chống dịch sốt xuất huyết

Chính sách - Hạ tầng

18/09/2019 10:52

TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dù đã sớm có những dự báo, nhưng đến nay số ca sốt xuất huyết đã tăng đột biến.

Dịch bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm. Tại nhiều tỉnh, thành, nhất là TP.HCM, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, số ca mắc sốt xuất huyết tăng rất cao so với cùng kỳ, nhiều trường hợptử vong. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn.

Lo ngại dịch bệnh sốt xuất huyết đã ở mức đỉnh điểm và nhiều khả năng còn diễn biến phức tạp vào thời gian tới, rất cần các địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh.

Mỗi người dân cần nâng cao ý thức hơn nữa trong việc chủ động diệt muỗi, diệt lăng quăng thường xuyên ngay trong gia đình mình và môi trường sống xung quanh. 
Mỗi người dân cần nâng cao ý thức hơn nữa trong việc chủ động diệt muỗi, diệt lăng quăng thường xuyên ngay trong gia đình mình và môi trường sống xung quanh. 

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: “Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu không thực hiện tốt công tác tuyên truyền tại các địa phương thì không giải quyết được tình hình".

"Không có bọ gậy, muỗi thì không có sốt xuất huyết. Hàng tuần phải lật úp các dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa,đặc biệt là thu gom vật dụng chứa nước thải để muỗi không đẻ trứng vào. Tôi cũng lưu ý, muỗi truyền sốt xuất huyết không đẻ ở ao hồ, cống rãnh mà ở nơi có nước sạch, nhất là dụng cụ chứa nước mưa…”.

Thời gian qua, vì chưa nhận thức đúng đắn về dịch sốt xuất huyết, không ít bà con đã lơ là trong công tác phòng, chống bệnh. Đáng nói, nhiều tin đồn, mẹo “chữa bệnh”, “ngừa bệnh hiệu quả 100%” lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội làm dấy lên nhiều lo ngại cho sức khoẻ cộng đồng.

Số ca mắc không ngừng tăng Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (CDC), nhiều quận huyện xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh… có hàng trăm ổ dịch sốt xuất huyết và hơn 900 điểm nguy cơ phát sinh dịch.

Đây là những địa bàn rộng, có nhiều bãi đất trống tập kết rác thải, nhiều tuyến đường có nước ứ đọng... tạo điều kiện để lăng quăng, muỗi vằn sinh sôi. Thống kê của CDC, tổng số ca mắc sốt xuất huyết trong tháng 8 trên toàn TP.HCM là 7.833 ca, tăng 18% so với tháng 7, trong đó có 4.477 ca nội trú và 3.356 ca ngoại trú.

Tổng số ca trong 8 tháng qua là 39.814 ca (gồm 22.894 ca nội trú và 16.920 ca ngoại trú), tăng 142% so với cùng kỳ năm 2018. 

Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long đang gia tăng, gây nguy hại đến tính mạng con người.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long đang gia tăng, gây nguy hại đến tính mạng con người.

Tương tự, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dịch sốt xuất huyết cũng bùng phát ở nhiều địa phương. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ cho thấy, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 876 ca sốt xuất huyết, tăng hơn 43,4% so với cùng kỳ. Đặc biệt, số ca mắc sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện tăng mạnh trong 3 tháng gần đây với tổng số 335 ca. 

Bác sĩ Bùi Hùng Việt, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, cho biết, hiện số lượng ca sốt xuất huyết nhập viện đang tăng rất mạnh, nhiều ca bệnh nặng.

Còn tại Đồng Tháp, chỉ trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã có 1.351 ca mắc sốt xuất huyết  (tăng 71,7% so với cùng kỳ) và đã ghi nhận 2 ca tử vong. 

Tại Tiền Giang, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 2.400 ca sốt xuất huyết, tăng 163% so cùng kỳ, trong đó đã có 2 ca tử vong. Riêng tại Sóc Trăng, tính đến ngày 13/9, toàn tỉnh ghi nhận 1.223 ca sốt xuất huyết (tăng 40% so với cùng kỳ)… 

Đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận 8 ca tử vong do sốt xuất huyết, trong khi diễn biến dịch gia tăng ca mắc mới, có nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng. Điều đáng ngại là không chỉ trẻ em mà số người lớn mắc sốt xuất huyết cũng tăng cao.

Trong khi đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận cho biết, Bình Thuận đang là 1 trong 15 tỉnh thành có số ca sốt xuất huyết tăng cao trong cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận gần 2.900 ca mắc (cao gần gấp 5 lần so cùng kỳ 2018), trong đó có 1 trường hợp tử vong tại huyện Tánh Linh.

Dự báo thời gian tới số người mắc sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả. 

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement