Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Canada dự kiến tăng sản lượng dầu lên 5% trong năm 2022

Thị trường 24h

25/03/2022 08:58

Ngày 24/3, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada cho biết, nước này có kế hoạch tăng xuất khẩu dầu và khí đốt trong năm nay lên 300.000 thùng / ngày trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang nguồn cung mới.
news

Trong thông báo của mình vào hôm thứ Năm, Bộ trưởng Jonathan Wilkinson cho biết Canada sẽ tăng khoảng 5% năng lực sản xuất nhằm mục đích giúp các đồng minh ứng phó với "cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng" do cuộc xung đột đang diễn ra Ukraina.

Bộ trưởng Wilkinson, người đã có mặt tại Paris để tham gia cuộc họp tại trụ sở Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết các đồng minh châu Âu đang cần Canada và những nước khác thúc đẩy việc tăng sản lượng.

2022-03-22t220203z_591685093_rc2.jpg
Canada dự kiến tăng sản lượng dầu lên 5% trong năm 2022.

“Họ nói với chúng tôi rằng, họ cần sự giúp đỡ của chúng tôi trong thay thế dầu và khí đốt của Nga trong thời gian ngắn hạn, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng trên khắp lục địa. Canada có vị trí đặc biệt”, Bộ trưởng Wilkinson nói thêm.

Nga cung cấp phần lớn nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, nhưng kể từ khi nước này tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào Ukraina vào cuối tháng trước, các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết họ có kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt tự nhiên từ Moscow.

Cuộc chiến cũng khiến giá nhiên liệu tăng vọt, sau khi một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Canada, cấm nhập khẩu năng lượng của Nga để gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt cuộc tấn công.

Canada, quê hương của những bãi cát hắc ín ở phía bắc Alberta, là nhà sản xuất dầu lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Saudia Arabia và Mỹ, và trong nhiều tuần, các chính trị gia ủng hộ dầu mỏ của Canada đã kêu gọi mở rộng các dự án nhiên liệu hóa thạch để đối phó với cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Nhưng sự hối thúc đó đã bị bác bỏ bởi các nhà môi trường, những người nói rằng việc lấp đầy khoảng trống do Nga để lại sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu, cũng như các chuyên gia khác đã chỉ ra rằng Canada không có cơ sở hạ tầng cần thiết để tăng nhanh xuất khẩu.

“Chúng tôi biết rằng nhiên liệu hóa thạch đang phá hủy sự ổn định của khí hậu và chúng tôi biết rằng sự phụ thuộc vào các nguồn dầu nước ngoài khiến chúng tôi dễ bị “tống tiền” về chính trị, kinh tế và quân sự”, Peter Gleick, một thành viên cấp cao tại Viện Thái Bình Dương ở California cho biết.

Cuộc khủng hoảng Ukraine là dịp để thúc đẩy nhiên liệu không phải hóa thạch nói chung, thay vì cố gắng tăng cường sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch của người khác, Gleick nói thêm.

Điều đó được lặp lại bởi Bộ trưởng Môi trường Canada, Steven Guilbeault, người đã nói với tờ báo mạng National Observer của Canada trong tháng này rằng “giải pháp cho các vấn đề năng lượng toàn cầu không phải là tăng sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch” - mà là giảm sự phụ thuộc vào dầu khí “bất chấp nó đến từ đâu”.

Thông báo hôm thứ Năm cũng được đưa ra chưa đầy một tuần trước khi Ottawa công bố kế hoạch chi tiết về cách cắt giảm lượng khí thải carbon. Các nhà hoạt động môi trường kêu gọi chính phủ tập trung vào việc thay thế năng lượng của Nga bằng các nguồn sạch hơn.

Chiến lược gia năng lượng cấp cao của Greenpeace Canada, Keith Stewart, cho biết: “Giải pháp thực sự duy nhất đối với sự xâm lược của nhiên liệu hoa thạch đối với con người và khí hậu là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo và hiệu quả”.

Bộ trưởng Năng lượng Wilkinson hôm thứ Năm cho biết chính phủ Canada cũng đang xem xét cách thức có thể thay thế khí đốt của Nga bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Canada cho các nước châu Âu.

Canada đang có các cuộc trao đổi với các nước châu Âu về việc liệu nước này có thể xây dựng thêm các dự án LNG hay không. Hiện tại, Canada không xuất khẩu bất kỳ LNG nào, nhưng tập đoàn SHELL, một công ty dầu khí hàng đầu, đang xây dựng một cơ sở lớn ở bờ biển phía Tây.

Bộ trưởng Wilkinson cho biết, bất kỳ dự án LNG nào cũng cần phải có lượng khí thải cực thấp và có thể vận chuyển hydro trong tương lai khi châu Âu tự loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

THÁI BÌNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ