Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cẩn trọng gel rửa tay không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng xã hội

Trong thời điểm bệnh dịch corona hoành hành, bên cạnh các loại khẩu trang y tế, các sản phẩm gel rửa tay cũng được rao bán tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng không thể nhận định rõ chất lượng sản phẩm.

Trên thị trường hiện nay, các loại gel rửa tay được rao bán trên khắp các trang mạng xã hội. Một số sản phẩm còn bị phát hiện là nhái thương hiệu.

Cụ thể, nguồn tin trên VietQ, trên các trang mạng xã hội một số sản phẩm Gel rửa tay nhái Thương hiệu CHOICE L của Lotte Việt Nam. Theo đó, công ty Lotte Việt Nam đã phát đi thông báo nhằm khuyến cáo người tiêu dùng cách nhận biết để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái sản phẩm CHOICE L.

Gel rửa tay nhái được rao bán tràn lan trên mạng.
Gel rửa tay nhái được rao bán tràn lan trên mạng.

Tại nhiều cửa hàng bán lẻ, mặt hàng gel rửa tay đang trong tình trạng khan hiếm. Nhiều cửa hàng và siêu thị vẫn trong tình trạng đặt hàng nhà cung cấp và chưa có đợt hàng mới, nhiều điểm bán không còn hàng sẵn để đưa lên kệ. Tuy vậy, trên mạng xã hội, người bán vẫn đang rao bán tràn lan sản phẩm gel rửa tay nhái thương hiệu CHOICE L của nhà bán lẻ này.

"Điểm dễ nhận dạng nhất là sản phẩm chính hãng có thiết kế màu rõ ràng, thông tin ba thứ tiếng Anh, Việt, Hàn thì sản phẩm nhái thương hiệu chỉ có một thứ tiếng", đại diện Lotte Mart cho biết.

Hiện đại diện Lotte Việt Nam đã trình báo cơ quan chức năng, đồng thời khuyến cáo mọi người không nên mua các sản phẩm này vì đó là hàng nhái, không rõ nguồn gốc và chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Mới đây, ngày 8/2/2020, Đội QLTT số 26 thuộc Cục QLTT Hà Nội phối hợp với cơ quan công an kiểm tra cơ sở sản xuất nước sát khuẩn, rửa tay khô có địa chỉ tại P.1816 - CT2 Khu nhà ở cán bộ Viện Quân y 103, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì do bà Quách Thị Hà Vân làm chủ.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chủ cơ sở đã mua cồn 90 độ sang chiết từ các can 50 lít ra chậu pha cùng dung dịch glycerin với nước tinh khiết và đóng vào các chai, lọ bán ra thị trường. Đồng thời, bà Vân chưa xuất trình được công bố chất lượng và đăng ký kinh doanh nên Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Tổng cục QLTT cũng cảnh báo tình trạng một số đối tượng lợi dụng tâm lý do lắng của người dân phòng dịch nCoV để thu gom dụng cụ y tế kém chất lượng, như khẩu trang y tế dùng một lần được thu lượm lại và bán lại, nước rửa tay cũng được làm giả để đem bán trên mạng.

Tính từ ngày 31/1 đến ngày 9/2 trên cả nước có 3.594 vụ vi phạm tại các nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế.

Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân ó hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hình sự, Điều 192 BLHS 2015 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì bị phạt tiền từ 100 triệu-1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 3 sẽ bị phạt tù từ 7-15 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc này thì bị phạt tiền từ 1-9 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng-3 năm, thậm chí bị đình chỉ vĩnh viễn…

TRÚC BÌNH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement