Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cán bộ tiếp tay cho xây dựng không phép sẽ bị khởi tố

Quy hoạch

16/09/2019 06:55

Các đối tượng móc nối với cán bộ, công chức có trách nhiệm để được bảo kê, làm ngơ cho các hoạt động vi phạm pháp luật cũng sẽ bị khởi tố.

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch 3333/KH-UBND về kế hoạch triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tựxây dựng trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM giao cho Công an TP.HCM, Công các quận huyện, Công an xã phường chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận huyện tăng cường quản lý xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn mình quản lý.

Cụ thể, triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các vụ việc có dấu hiệu hình sự để điều tra, xác minh kịp thời,khởi tố khi có căn cứ, tập trung vào các vụ việc có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng không phép, sai phép, nhất là các vụ việc liên quan đến các đối tượng đầu nậu tổ chức thực hiện. Các đối tượng móc nối với cán bộ, công chức có trách nhiệm để được bảo kê, làm ngơ cho các hoạt động vi phạm pháp luật cũng sẽ bị khởi tố.

Đồng thời, ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng. Nâng cao công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin nhắn về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong lĩnh vực đất đai, xây dựng theo quy định.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho công dân tại địa chỉ có công trình vi phạm trật tự xây dựng thì phải đối chiếu quy định của Luật cư trú và các quy định có liên quan để xem xét, tạm dừng giải quyết theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm nay, TP.HCM có đến 6.825 công trình vi phạm, trong đó có 2.573 trường hợp xây dựng không phép.
Từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm nay, TP.HCM có đến 6.825 công trình vi phạm, trong đó có 2.573 trường hợp xây dựng không phép.

Theo ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, tính từ năm 2017 đến hết tháng 6 năm nay, tổng số giấy phép xây dựng được cấp ở TP.HCM là 126.397 giấy. Trong đó, giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ chiếm đến 89%.

Cũng trong thời gian này, TP.HCM có đến 6.825 công trình vi phạm, trong đó có 2.573 trường hợp xây dựng không phép, không đủ điều kiện cấp phép xây dựng, chủ yếu là vi phạm xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Và 4.252 trường hợp xây dựng sai nội dung giấy phép, hoặc công trình xây dựng không phép nhưng đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, năm 2017 bình quân có 7,8 vụ vi phạm trật tự xây dựng/ngày, năm 2018 giảm còn 6,6 vụ/ngày nhưng trong 6 tháng đầu năm 2019, con số này đã tăng lên 8,5 vụ/ngày.

Các trường hợp vi phạm tập trung nhiều ở các quận, huyện ngoại thành, địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao như quận 2, 12, Bình Tân, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, có rất nhiều biến tướng trong việc vi phạm trật tự xây dựng. Điển hình như tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, có chủ đầu tư đăng ký xây dựng nhà 2 tầng, diện tích 168m2 nhưng khi thực hiện lại tách trái phép thành 25 căn nhà với tổng diện tích xây dựng hơn 1.130m2.

Cũng tại xã Vĩnh Lộc A, một hộ dân xin phép xây 3 căn nhà nhưng đến khi hoàn thành lại thành 19 căn nhà. Có trường hợp còn “biến” một công trình nhà ở thành cả một tòa chung cư, hiện đang có 200 hộ dân với khoảng 640 nhân khẩu sinh sống.

Sở Xây dựng TP.HCM cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này được cho là do thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng dân số cơ học cao dẫn đến nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tăng vọt, làm phát sinh tình trạng mua, bán và xây dựng trên đất nông nghiệp, phân lô trái phép ở địa bàn một số quận ven và huyện ngoại thành.

Mặt khác ý thức chấp hành pháp luật của người dân vẫn còn chưa cao, lợi nhuận từ việc mua bán đất nông nghiệp, phân lô bán nền lại rất lớn, mà các biện pháp chế tài không đủ tính răn đe nên một số đối tượng trục lợi vẫn cố tình vi phạm.

Một phần nữa là do sự quản lý không chặt chẽ từ chính quyền địa phương, chưa làm hết trách nhiệm, hoặc trình độ chuyên môn còn hạn chế. Ngoài ra cũng không loại trừ yếu tố tiêu cực liên quan đến công chức, nhân viên thực hiện công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement