Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cấm xe máy vào 2 tuyến đường ở Hà Nội: "Trước khi quyết định, hãy để người dân góp ý"

Vĩ mô

13/03/2019 13:53

Nhiều chuyên gia cho biết, việc cấm xe máy ở các tuyến đường tại Hà Nội không nên vội vàng, cần phải có lộ trình và giải pháp cụ thể.

Không nên vội vàng

VietNamnet dẫn lời của ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, TP sẽ đưa ra lộ trình cấm xe máy, đồng thời hạn chế ô tô cá nhân vào nội đô thông qua các giải pháp kinh tế.

Ông Viện giải thích, đi xe máy ở nước ta hiện nay giống như Trung Quốc cách đây 10-15 năm, do vậy để thay đổi cần có giải pháp đồng bộ, trong đó có vấn đề phát triển vận tải công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân.

“Chúng tôi có nghiên cứu ở Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc) thấy lộ trình của họ là 3-5 năm. Với tình hình Hà Nội, chúng tôi đặt ra lộ trình dài 12-13 năm, khi đủ điều kiện thì mới cấm”, tờ báo trên dẫn lời ông Viện khẳng định.

Hà Nội muốn cấm xe máy càng sớm càng tốt. Ảnh: Dân trí.
Hà Nội muốn cấm xe máy càng sớm càng tốt. Ảnh: Dân trí.

Bình luận về vấn đề này, GT.TS Nguyễn Viết Trung (Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội) đặt ra vấn đề hậu cấm xe máy, một khi đã cấm xe máy thì phải có phương tiện khác thay thế bởi người dân vẫn phải đi lại.

Vị này phân tích: "Giả sử Hà Nội cấm toàn bộ xe máy trong các quận nội thành, người có tiền sẽ chuyển sang đi ô tô. Đã có bài học của Bắc Kinh (Trung Quốc) về chuyện này. Họ cấm xe máy thành công nhưng lượng ô tô riêng gia tăng chóng mặt. Hệ quả là Bắc Kinh ô nhiễm khủng khiếp. Đó cũng là vấn đề mà Hà Nội phải tính đến.

Cần phải ghi nhận rằng dự thảo của Hà Nội cũng đưa ra biện pháp hạn chế ô tô. Chẳng hạn, cấm ô tô hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố; thí điểm cấm đỗ theo ngày chẵn lẻ; ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh...

Thế nhưng dự thảo lại không tính đến chuyện xe vào Hà Nội không phải của người Hà Nội. Chẳng hạn, họ không cho đăng ký xe ở Hà Nội thì người dân đăng ký ở tỉnh khác và vẫn đi về Hà Nội. Như vậy, giải pháp cấm đăng ký không thành công, người dân sẽ có cách lách luật". 

Trả lời VTC News, ông Bùi Danh Liên - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết rất đồng tình với đề xuất giảm dần, tiến tới dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030.

Theo ông Liên, việc hạn chế xe máy là cần thiết nhưng nếu muốn thực hiện sớm hơn thì Sở GTVT phải tiếp tục trình đề xuất lên UBND, HĐND TP Hà Nội để thông qua một kế hoạch bổ sung.

"Tôi rất hoan nghênh đề xuất của Sở GTVT về việc cấm xe máy trên đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương. Đó là sự căn cơ của cơ quan quản lý nhà nước vì lợi ích của toàn dân và vì lợi ích của TP Hà Nội.

Tuy nhiên, dù cấm 1-2 tuyến đường thì cũng phải được sự đồng thuận của người dân, phải căn cứ việc phục vụ lợi ích của người dân như thế nào. Vấn đề này là bản lĩnh của các nhà quản lý xã hội nên phải nghiên cứu hết sức chu đáo", ông Liên nói.

Quyết định cấm xe máy của Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu người. Vì vậy, trước khi quyết định, chính quyền cần để người dân bàn bạc, góp ý. Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội cũng nên tham khảo, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia tâm huyết trước khi quyết định. 

TP.HCM không cấm xe gắn máy

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch TP HCM. Ảnh: Vnexpress.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch TP HCM. Ảnh: Vnexpress.

Trao đổi với báo Vnexpress ngày 6/3, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó chủ tịch UBND TP HCM cho hay, chủ trương của địa phương này "không cấm xe gắn máy vì đây là phương tiện để người dân đi lại, làm ăn".

Theo ông, thành phố đang tập trung đầu tư metro, buýt nhanh BRT, buýt thủy, đường sắt... và cả xe đạp công cộng để phục vụ người dân. Chính quyền phát triển phương tiện công cộng và qua đó xã hội tự điều tiết. Khi metro, xe buýt nhanh... văn minh, lịch sự thì người dân sẽ lựa chọn và tự động không dùng xe máy.

"Đến giai đoạn người dân cảm thấy giao thông công cộng thuận lợi rồi, chính quyền mới hạn chế xe gắn máy, bây giờ chúng tôi chỉ khuyến khích", ông Tuyến nói và cho hay việc hạn chế xe máy là rất cần thiết vì "không có nước nào xe gắn máy nhiều mà giao thông thuận lợi được".

Lãnh đạo TP HCM thông tin thêm, các trạm, bến xe được tính toán để khi người dân bước ra khỏi nhà 500 m là có phương tiện công cộng đi lại; thành phố cũng sẽ gắn giao thông công cộng với phát triển thương mại dịch vụ. Ví dụ, metro ngầm thì có những tuyến thương mại dưới lòng đất để người dân tiện mua sắm.

"Chúng tôi đang quy hoạch lại không gian ngầm để triển khai phương án này. Tuyến metro đầu tiên phấn đấu hoàn thành vào tháng 10/2020 để tăng lượng khách sử dụng giao thông công cộng lên ít nhất là 15% so với hiện nay mới khoảng 9,7%", ông Tuyến nói.

NGÔ SINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement