Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cấm kỵ đối với những đồ vật quan trọng trên bàn thờ vào ngày Tết

Bất động sản

21/01/2017 07:32

Ngày Tết, chăm lo ban thờ là một trong những việc hệ trọng của mỗi gia đình, vậy nên theo quan niệm dân gian, những kiêng kỵ đối với đồ vật trên ban thờ cũng cần được lưu tâm tuyệt đối.

1. Bài vị

Bài vị thần linh:

Nếu như có đặt chung cùng ban thờ với bài vị của tổ tiên, kỵ đặt nến và đồ cúng của tổ tiên và thần linh riêng rẽ.

Kỵ đặt ở phía trước của đường, nếu không sẽ dễ gây bất an tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật tấn công.

Kỵ đặt ở dưới xà ngang của ngôi nhà. Điều này sẽ tạo áp lực lên thần phật.

Đối diện bài vị thần linh không nên đặt bể cá cảnh và gương, phía dưới không nên đặt các đồ điện tử như loa và tivi.

Trước và sau bài vị thần linh kỵ giáp với phòng vệ sinh, phòng bếp, cũng không được đối diện với cửa chính.

Bài vị tổ tiên:

Khi đặt bàn thờ gia tiên, không nên để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật vì điều này sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.

2. Bát hương

Không để bát hương chông chênh, không chính giữa bàn thờ

Trên bàn thờ bao giờ cũng phải thờ 3 bát hương, bát chính giữa là to nhất để thờ các quan thổ công, thổ thần, Táo quân... Hai bát hai bên là thờ ông bà, tổ tiên của gia đình.

Với những gia đình có điều kiện thì thường có ngai thờ, đỉnh đồng... kèm theo trên bàn thờ. Còn các gia đình bình thường thì nên có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương.

- Không dùng bát hương bằng đá

Bát hương trong bàn thờ gia đình nên dùng bát hương bằng sứ hoặc có điều kiện hơn thì dùng bát hương bằng đồng. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với các đền, miếu, chùa...

Ảnh minh họa

- Không xê dịch bát hương trong những ngày Tết

Bát hương sau khi được 'an ngôi, chính vị' thì phải để nguyên, không được xê dịch hay chuyển sang bên trái hoặc bên phải bàn thờ. Bởi điều này sẽ không tốt.

Với các gia đình cúng ngày 30 kèm theo việc rút chân hương thì người rút có thể là vợ hoặc chồng hoặc nhờ người khác.

Dù là ai cũng phải đảm bảo tay sạch sẽ, thanh tịnh. Khi rút thì rút từ từ, tránh để vương vãi tro trong bát hương ra ngoài.

Để lại chân hương trong bát phải là số lẻ và các chân hương còn lại có thể mang ra sông, hồ hoặc hóa. Nếu kệ hoặc bát hương bị kênh thì phải dùng giấy tiền hoặc vàng mã để kê, không dùng các thứ khác.

- Không dùng cát để bỏ vào trong bát hương

Tuyệt đối không dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp những điều không may mắn.

Bát hương phải được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng, lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất.

3. Đồ vật khác:

- Đồ lau bàn thờ không được để bẩn và dùng chung

Các giẻ lau, chổi quét trên bàn thờ phải là đồ mới và dùng riêng nhằm giúp thể hiện sự kính trọng, tôn kính. Tuyệt đối không dùng các loại giẻ đã qua sử dụng hay bị bẩn bởi bàn thờ là nơi trang nghiêm, sạch sẽ. Thường xuyên lau dọn bàn thờ để giữ cho sự sạch sẽ, thanh tịnh.

- Không đặt những đồ linh tinh lên bàn thờ

Trên ban thờ kị đặt các vật linh tinh như dao kéo, thuốc men…Không dùng tủ thờ làm nơi cất giữ đồ đạc khác như bể cá, vô tuyến, loa đài… Điều này sẽ làm mất đi sự thanh tịnh, trang trọng của bàn thờ. Không đặt chậu cây lên bàn thờ.

- Không đặt hoa giả, đồ giả trên bàn thờ

Cố gắng nên dùng hoa tươi khi cúng lễ, thắp hương. Các đồ cúng lễ cũng cần phải thanh tịnh, tuyệt đối tránh việc thử đồ trước khi đưa lên cúng lễ.

Cách bày trí bàn thờ chuẩn phong thủy

Bày trí bàn thờ cần phù hợp với không gian nhà ở và đúng tín ngưỡng, không nên phô trương và quá lòe loẹt như đình chùa miếu mạo.

Theo lệ thường, sẽ có 1 đến 3 bát hương trên bàn thờ với ý nghĩa, bát giữa kích thước to nhất, thờ chung thần linh thổ địa, bát hương hai bên thờ gia tiên và bà cô ông mãnh. Phía trước có thể là cái đài nhỏ, ba chén nước đựng nước sạch và hai bên là hai đĩa bày hoa quả tương, trầu cau và tiền vàng. Phía sau có thể là đèn thờ, lọ hoa, lọ đựng hương… tùy vào từng gia chủ có thể có sự bố trí khác nhau. Bát hương nên sử dụng chất liệu bằng sứ là tốt nhất, không nên để nhiều chân hương, 15 âm hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.

Gia chủ thờ cúng hai họ thì nên đặt họ nội bên trái, họ ngoại bên phải và cần có sự phân biệt tách rời, bàn thờ Phật cao hơn so với gia tiên nếu để chung hoặc không thì nên tách biệt. Cũng cần lưu ý về số lượng thần Phật khi thờ luôn phải dùng số dương tránh số lẻ, không thờ cùng lúc nhiều thần phật hay thần phật xung khắc nhau.

Dùng hoành phi câu đối treo hai bên bàn thờ, thể hiện sự ghi nhớ răn dạy con cháu những giá trị đạo đức truyền thống, ca ngợi truyền thống của dòng họ hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng.

Theo TÙNG ANH (Gia đình & Xã hội)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement