Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cải thiện trí thông minh cảm xúc, giúp bạn sống hạnh phúc hơn

Sức khỏe

12/09/2019 11:42

Cứ ngỡ trí thông minh cảm xúc là bẩm sinh, nhưng không, bây giờ, bạn đã có thể tự rèn luyện bằng những lời khuyên đến từ các chuyên gia.

Trí thông minh cảm xúc là một thuật ngữ phổ biến thường được đưa ra trong các cuộc trò chuyện liên quan đến giao tiếp hiệu quả và thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh, lâu dài. Và loại thông minh này được biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, việc bạn muốn nhanh chóng phát triển trí thông minh cảm xúc (EQ) của mình trong thời gian ngắn có thể dẫn đến quá sức nếu không hiểu rõ về trí thông minh này.

Tập trung vào bản thân để đối phó những chuyện tồi tệ xảy ra

  Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, hãy luôn quan tâm đến cảm xúc của mình, kiềm chế cơn nóng giận là một chủ ý hay đấy!

Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, hãy luôn quan tâm đến cảm xúc của mình, kiềm chế cơn nóng giận là một chủ ý hay đấy!

Tất cả chúng ta đều có những ngày thật tồi tệ trong đời. Đó có thể là cuộc chia tay thấm đẫm nước mắt hay một cuộc họp khó khăn trong công việc. Sau đó, chúng ta trở về nhà và để tránh nhấn chìm bản thân mình trong một mớ cảm xúc hỗn độn, chúng ta không quan tâm đến bất cứ thứ gì nữa.

Theo Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép Amber Groomes, làm tê liệt cảm xúc là một cách chắc chắn sẽ “giết chết” EQ của bạn. Có vô số cách để làm tê liệt cảm xúc của chúng ta như sử dụng chất kích thích, phụ thuộc vào mạng xã hội, xem phim quá nhiều… Nếu bạn để tình trạng này kéo dài, dần dần, não bộ sẽ tự động “phớt lờ” những gì bạn cảm thấy và biến tình trạng này thành một căn bệnh mãn tính.

Khi bạn có một sự thúc đẩy để chuyển sang bất kỳ cơ chế đối phó nào, hãy lùi lại một bước và tự hỏi tại sao bạn muốn thoát khỏi cảm xúc hiện tại. Một khi bạn tìm ra lý do, hãy thừa nhận nó, và sau đó chọn cách ngồi với cảm xúc của mình để đối mặt với bản thân.

Ghi chú hàng ngày

  Ghi chú lại cảm xúc cũng là một cách để cải thiện EQ.

Ghi chú lại cảm xúc cũng là một cách để cải thiện EQ.

Theo nhà tâm lý học Melissa H. Smith, ghi chú hàng ngày để tự suy nghĩ là một công cụ tuyệt vời để kích thích sự tự nhận thức và, cùng với đó là trí thông minh cảm xúc. Cô gợi ý bạn nên viết câu trả lời cho những câu hỏi sau để tự nhắc nhở bản thân về cảm xúc của mình.

“Tôi đã học được bài học gì?”

“Hôm nay tôi đã được thử thách như thế nào?”

“Làm thế nào tôi phát triển ngày hôm nay?”

“Tôi đã học được gì về bản thân mình hôm nay?”

“Tôi đã học được gì về người khác ngày hôm nay?”

Lưu giữ cảm xúc đẹp trong bạn

  Hãy dành cho bản thân những khoảng lặng để tìm hiểu về cảm xúc của mình.

Hãy dành cho bản thân những khoảng lặng để tìm hiểu về cảm xúc của mình.

Kiểm tra định kỳ về trải nghiệm cảm xúc của bạn cũng là một cách hay để nâng cao trải nghiệm cảm xúc. Hãy đặt đồng hồ vào những khung giờ nhất định, sau đó ghi chú lại cảm xúc của bạn vào những lúc ấy. 

Bạn nên tự đặt câu hỏi cho mình rằng: “Tôi đang cảm thấy như thế nào?” và khiến bản thân mình tò mò tìm hiểu điều đó. Gieo rắc sự tò mò về trải nghiệm cảm xúc của bạn và bắt đầu vẽ mối liên kết giữa suy nghĩ và cảm xúc của bạn.

Học cách cảm nhận cảm xúc của người khác

  Cố gắng xác nhận cảm xúc của người khác giúp bạn hiểu rõ hơn về những người xung quanh.

Cố gắng xác nhận cảm xúc của người khác giúp bạn hiểu rõ hơn về những người xung quanh.

Hãy học để xác nhận. Theo Groomes, xác nhận cảm xúc của người khác có nghĩa là có thể xác định được một người đang cảm thấy gì và tại sao họ lại có cảm giác đó vào thời điểm đó. 

“Khi chúng ta xác nhận, chúng ta đang thông báo rằng chúng ta thực sự hiểu trải nghiệm cảm xúc của người khác”, Groomes giải thích. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn đồng tình với cảm xúc của họ. Bạn chỉ cần hiểu cách họ cảm nhận thôi.

Nói đơn giản, khi đồng tình với một người bị buộc thôi việc, bạn sẽ nói: “Tôi hiểu cảm giác của bạn. Tôi cũng cảm thấy như vậy khi bị sa thải”. Trong trường hợp còn lại, bạn chỉ cần nói: “Tôi có thể thấy là bạn đang bối rối bởi vì sếp của bạn không đưa ra bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào cả”.

Hãy một tấm gương phản chiếu khi trò chuyện cùng người khác

Cải thiện trí thông minh cảm xúc, giúp bạn sống hạnh phúc hơn

Để hỗ trợ việc thực hành xác nhận của bạn, nhân viên xã hội lâm sàng và nhà trị liệu Alixandra Foisy đề nghị bạn lặp lại những gì mình nghe được khi tham gia vào các cuộc trò chuyện với người khác.

Bởi vì sẽ có lúc, chúng ta nghe người khác nói nhưng chưa thực sự hoàn toàn hiểu ý của họ. “Bằng cách lặp lại những gì ai đó nói bằng lời của bạn, bạn có thể cho họ thấy rằng bạn đang lắng nghe và muốn hiểu cho đúng”.

Bạn càng rèn luyện bản thân để xác định cảm xúc của người khác, kiểm tra và chắc chắn rằng bạn hiểu đúng ý họ, bạn sẽ càng cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình dễ dàng hơn.

Tham gia các buổi trị liệu hoặc thiền 

Cải thiện trí thông minh cảm xúc, giúp bạn sống hạnh phúc hơn

Tất nhiên, sau khi bạn bắt đầu thực hiện năm phương pháp tăng cường EQ này, bạn có thể sẽ muốn tiếp tục rèn luyện trí tuệ cảm xúc của mình theo những cách sâu hơn. Gợi ý cho bạn là hãy tham gia các buổi trị liệu tâm lý nếu bạn có thể tiếp cận được hoặc bắt đầu thực hành thiền định hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn nhận dạng những người thông minh về cảm xúc khác xung quanh bạn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao thường phức tạp và dễ tổn thương. Do đó, nếu có một người bạn đồng hành “hợp cạ” với mình, hai bạn có thể cùng giúp đỡ nhau để cảm thấy tốt hơn.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement