17/08/2017 08:19
Cách ứng xử thông minh của cha mẹ trước những hành vi xấu trẻ nào cũng có
Cùng tìm hiểu xem cha mẹ thông minh đã "xử lý" những hành vi xấu của trẻ như thế nào để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nhé.
Trở thành cha mẹ là một trong những điều tuyệt vời nhất cuộc đời mỗi người, bởi ai cũng muốn có những đứa con xinh xắn, đáng yêu, ngoan ngoãn.
Thế nhưng, để có những đứa con ngoan, thông minh, biết nghe lời là đòi hỏi một quá trình uốn nắn vô cùng vất vả kể từ khi con cất tiếng khóc chào đời.
Bởi không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã sở hữu những tính nết tốt đẹp, môi trường và cách giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ. Có những hành vi dù nhỏ nhưng nếu không được uốn nắn thì về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và lối sống của trẻ.
Trang Bright Side mới đây đã liệt kê ra 7 kiểu hành vi của trẻ nhất định không được coi nhẹ và cách ứng xửcha mẹ thông minhthường làm:
Đừng bỏ qua những biểu hiện này của trẻ để có cách uốn nắn kịp thời.
1. Giữ im lặng về hành động xấu của người khác
Có thể bạn cho rằng con không thích “hóng hớt” chuyện của người khác là tốt. Nhưng trong một số trường hợp bạn cần dạy con biết bất bình trước những hành động xấu của người khác và việc che giấu những hành vi như vậy là không đúng.
Giải pháp là, bạn hãy nói cho con hiểu sự khác nhau giữa kẻ ba hoa và người biết cảnh giác, tận tâm, tôn trọng lẽ phải. Bên cạnh đó, bố mẹ nên bình tĩnh lắng nghe những điều con nói, tránh đưa ra lời lẽ phán xét. Sau đó giúp con hiểu tình hình để cùng con đưa ra giải pháp cho vấn đề.
2. Tị nạnh với anh/chị em
Đây là thói xấu mà đa số các chị em trong các gia đình đều có, đôi khi chỉ là miếng bánh, chiếc kẹo hoặc món đồ chơi nhưng chúng lại giành bằng được và không ai chịu nhường nhịn nhau.
Hoặc cậu con cả thường cảm thấy ganh tị với em út vì lúc nào em cũng được mẹ chiều chuộng, bênh vực. Nếu không có sự can thiệp của người lớn, chúng có thể gây gổ, cãi vã, thậm chí là làm tổn thương nhau cả về thể chất lẫn tinh thần.
Giải pháp là, bạn nên tìm ra căn nguyên của vấn đề và tuyệt đối không để các con đánh nhau. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ nên là người đứng ở giữa, không thiên vị bên nào và cũng không lấy con cả, con út hơn để giúp con có cảm giác cha mẹ không hề thiên vị bên nào, rồi dạy con giải quyết xung đột một cách công bằng.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên giải thích cho các con về tầm quan trọng của việc tôn trọng cảm xúc của nhau. Cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện với từng đứa để từ đó duy trì mối quan hệ thân thiết, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, dạy các con biết yêu thương, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau.
3. Tính tắt mắt
Nếu con có thói xấu này, cha mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ. Bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến nhân cách của con sau này. Thế nhưng, trong những trường hợp như vậy, khi biết con ăn trộm thứ gì đó, đa số các ông bố bà mẹ không giữ được bình tĩnh mà “nổi điên” lên quát mắng, thậm chí đánh đập và đưa ra những lời lẽ làm tổn thương con.
]
Hãy nhớ, càng những lúc như vậy, bạn càng phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc. Nếu con bạn ăn cắp lần đầu, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, động cơ khiến con làm như vậy rồi yêu cầu con trả lại tiền hoặc món đồ con ăn cắp và nói lời xin lỗi.
Nếu con bạn đã ăn cắp nhiều lần và bạn không thể can thiệp được, hãy đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý. Bằng mọi cách, bạn phải loại bỏhành vi xấunày của con nếu không sẽ ảnh hưởng lớn để cuộc sống tương lai.
4. Thái độ không tôn trọng người khác
Đối với những hành vi thiếu tôn trọng người khác, bạn đừng nên phớt lờ vì cho rằng con còn nhỏ, chưa biết cách ứng xử phải phép. Lâu dần, nó sẽ trở thành thói xấu nghiêm trọng.
Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi này của con, sau đó cách thể hiện cảm xúc và mong muốn của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cần dạy con học cách giữ bình tĩnh và biết lắng nghe. Nếu con tiếp tục hành động thiếu tôn trọng người khác, hãy lấy đi những đặc quyền của con, điều mà chúng thích.
5. Không trung thực
Đối với hành vi này của con, cha mẹ cần tránh kích động, thay vào đó giải thích cho con tầm quan trọng của sự trung thực và niềm tin trong các mối quan hệ.
Bạn hãy dành thời gian suy nghĩ về một biện pháp trừng phạt phù hợp nào đó để dạy con rằng nói dối là hành vi xấu không thể chấp nhận được.
Nếu sự thiếu trung thực diễn ra thường xuyên, thì đây có thể là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, bạn hãy đến gặp chuyên gia để có hướng giải quyết đúng đắn.
6. Mè nheo
Đây là hành động của đa số các em bé, nếu bố mẹ không giữ thái độ cương quyết thì lâu dần trở thành thói xấu tai hại.
Bố mẹ đang bận công việc mà con cứ bám theo sau đòi thứ nọ, thứ kia, hẳn là các bố mẹ sẽ phát cáu lên rồi quát tháo ầm ĩ. Tuy nhiên, đó không phải là cáchứng xử thông minh. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, tỏ thái độ dứt khoát và nhắc con nói chuyện với giọng bình thường.
Nếu hành vi này thường xuyên diễn ra, bạn phải nói chuyện nhiều hơn với con nhằm tìm ra điều gì bất ổn trong các mối quan hệ gia đình, giúp con ý thức được rằng mình cũng là một thành viên như mọi người.
7. Hành xử thô lỗ
Bố mẹ đừng đặt quá nhiều áp lực lên con khi dạy cách cư xử. Bạn nên tập trung nhắc nhở con chú ý đến người khác. Người lớn trong gia đình cũng nên cư xử đúng đắn bởi trẻ sẽ lặp học theo những hành động mà chúng nhìn thấy.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp