04/01/2020 07:32
Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng 2020
Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì có hai vấn đề quan tâm đó là có được chuyển hay không và mất bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng như sau:
1. Thu bằng 50% mức chênh lệch tiền sử dụng đất
- Trường hợp áp dụng
Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở
Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
- Mức thu
Trong trường hợp trên thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công thức tính
2. Thu 100% mức chênh lệch tiền sử dụng đất
- Trường hợp áp dụng
Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
- Mức thu tiền sử dụng đất
Thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở
* Không phải nộp tiền sử dụng đất
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
* Phải nộp tiền sử dụng đất
- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:
- Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất.
Trên đây chỉ là quy định về cách tính tiền sử dụng đất, để biết rõ số tiền phải nộp thì phải có các dữ liệu sau:
- Quy định về cách tính tiền sử dụng đất (như phần trên)
- Biết rõ tiền sử dụng đất từng loại đất theo Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.
- Đối chiếu xem vị trí thửa đất, vị trí diện tích đất định chuyển mục đích có giá theo Bảng giá đất là bao nhiêu.
Ví dụ: Ông A có thửa đất với tổng diện tích là 200m2 (100m2 đất ở, 100m2 đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở). Ông A làm đơn xin chuyển 50m2 đất vườn thành đất ở.
Giả sử: Vị trí thửa đất của ông A theo Bảng giá đất thì tiền sử dụng đất theo theo giá đất ở là 02 triệu đồng/m2, đất vườn là 200.000 đồng/m2. Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Như vậy, cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất khá phức tạp và việc chuyển sang đất ở từ năm 2020 có thể tăng cao so với giai đoạn 2015 - 2019, vì theo Bảng giá đất 05 năm áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 thì giá đất ở của nhiều tỉnh thành tăng cao so với các loại đất khác.
Theo Luật Việt Nam!.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp