Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành

Cần biết

19/03/2019 09:47

Phương pháp này chủ yếu vẫn dựa vào tuổi xương cốt và kết hợp chiều cao của bố mẹ để ước tính ra chiều cao của bé.

1. Dựa vào chiều cao năm bé 3 tuổi

Bạn nên chú ý thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau để có được kết quả chính xác. Đơn vị tính là centimet.

  • Chiều cao của con trai = (chiều cao khi 3 tuổi × 0,545) (chiều cao trung bình của bố mẹ × 0,544) 37,69 (cm)
  • Chiều cao của con gái = (chiều cao khi 3 tuổi × 0,545) (chiều cao trung bình của bố mẹ × 0,544) 25,63 (cm)

Ví dụ một bé trai lúc 3 tuổi sở hữu chiều cao 92 cm, bốcao 170 cm, mẹ cao 150 cm thì chiều cao trưởng thành của bé là: (92 × 0,545) [(170 150): 2] × 0,544 37,69 = 174,87 cm tương đương khoảng 1,74 m

2. Theo di truyền

Bạn nên chú ý thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau để có được kết quả chính xác.

  • Chiều cao của con trai = [(chiều cao của bố chiều cao của mẹ) ×1.08]/2 cm
  • Chiều cao của con gái = [(chiều cao của bố ×0.923) chiều cao của mẹ]/2 cm

Ví dụ một bé gái có bố cao 165 cm, mẹ cao 153 cm thì trẻ có khả năng cao [(165 × 0,923) 153]/2 = 152,65 cm = 1,53 m lúc trưởng thành.

Các công thức trên chỉ là tương đối. Bạn vẫn có thể cải thiện chiều cao của trẻ bằng việc xem yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ để tăng cường dưỡng chất và tập luyện các môn thể thao như bơi lội, kéo xà, bóng rổ từ nhỏ cho đến khi trẻ lớn.

Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành

Yếu tố nào ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ?

Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền và giới tính ảnh hưởng 70% đến chiều cao của trẻ trong tương lai (chiều cao của bố mẹ di truyền sang đời con), 30% còn lại là xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như:

1. Yếu tố dinh dưỡng

Trẻ béo phì tuy có thể phát triển chiều cao sớm hơn các bạn đồng trang lứa nhưng sẽ có nguy cơ bị chậm lại khi lớn hơn. Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng thường nhẹ cân và thấp bé hơn mức bình thường do không được ăn uống đầy đủ hay chế độ ăn uống không đủ chất.

2. Yếu tố nội tiết

Vấn đề về nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tăng trưởng ở trẻ em. Những trẻ mắc các bệnh về nội tiết như suy tuyến giáp sẽ không sản sinh đủ hormone giúp cho xương phát triển, dẫn tới việc chậm phát triển chiều cao.

3. Tác dụng của thuốc

Một số loại thuốc chứa thành phần corticosteroids (còn gọi là cortisone, là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra) dùng để chống viêm, dị ứng, mẩn ngứa… làm giảm sự hấp thụ canxi trong ruột, khiến mô xương không đủ dinh dưỡng để kéo dài và phát triển.

4. Tình trạng sức khỏe

Trẻ em mắc các bệnh mạn tính như viêm khớp, bệnh Celiac đường ruột và ung thư rất khó khăn trong việc tăng tưởng chiều cao theo mức tiêu chuẩn.

5. Các bệnh liên quan đến đột biến gen

Trẻ mắc hội chứng Down thường thấp bé hơn những đứa trẻ bình thường, trong khi hội chứng Marfan lại làm trẻ tăng vọt chiều cao một cách “quá khổ”.

6. Một số yếu tố khác

Bên cạnh đó, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, luyện tập thể thao và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ.

MỘC MIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement