Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh không phải ai cũng biết

Sức khỏe

04/02/2021 18:39

Nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này có thể khiến mọi người điều trị sai cách.

Dị ứng cảm lạnh là 2 bệnh lý khác nhau nhưng có cùng nhiều dấu hiệu, triệu chứng tương tự như hắt hơi, sổ mũi... Do đó, đa số chúng ta đều gặp khó khi không thể phân biệt 1 trong 2 bệnh lý nói trên.

Vậy làm cách nào để phân biệt được khi nào là dị ứng, khi nào là cảm lạnh?

Dị ứng là gì? Nguyên nhân gây dị ứng?

Đây là một bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể vô tình tiếp xúc với các tác nhân “lạ” bên ngoài môi trường, hệ thống miễn dịch của chúng ta có xu hướng phản xạ lại với nó để bảo vệ.

Dấu hiệu: Phản ứng của hệ thống miễn dịch với bệnh lý dị ứng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, gây nên các tình trạng như:

- Sốc phản vệ

- Mề đay, phù mạch

- Hen suyễn

- Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng

- Viêm da tiếp xúc dị ứng

- Dị ứng thực phẩm

- Dị ứng với nọc độc côn trùng

- Dị ứng thuốc.

Nguyên nhân gây dị ứng: Cơ thể người, mà nhất là trẻ em rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như hô hấp, ăn uống, tiêm, chích (bị côn trùng cắn) hoặc tiếp xúc qua da. Có thể điểm danh một số các chất gây dị ứng thường gặp như sau:

- Phấn hoa từ cây cối, các loại cây cỏ, cỏ dại.

- Nấm mốc trong nhà và ngoài trời.

- Bụi nhà hoặc mạt bọ nhà (không nhìn thấy bằng mắt thường) trong chăn ga gối đệm, thảm và các vật dụng bằng vải khác.

- Lông hoặc da chết của các loại thú như mèo, chó, ngựa và thỏ.

- Một số loại thuốc và thức ăn.

- Nọc độc từ vết chích/đốt côn trùng.

Ngoài ra, dị ứng còn được khoa học chứng minh có tính chất di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị dị ứng với một trong số các tác nhân nói trên, khả năng cao con của họ cũng sẽ có biểu hiện dị ứng tương tự. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn khi cả cha và mẹ đều cùng dị ứng với một tác nhân nhất định nào đó.

Cảm lạnh là gì? Nguyên nhân gây ra cảm lạnh?

Thông thường, cảm lạnh là dạng bệnh lý truyền nhiễm, với tác nhân gây ra là virus. Vào thời điểm giao mùa, khi cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ, hệ thống miễn dịch sẽ dễ bị các loại virus phát triển mạnh trong loại thời tiết này tấn công.

Triệu chứng:

- Viêm hô hấp, dẫn đến ho

- Thường xuyên hắt hơi

- Sổ mũi

- Sốt và đôi khi đau nhức toàn thân.

Nguyên nhân gây cảm lạnh: Như đã phân tích ở trên, cảm lạnh là bệnh lý truyền nhiễm, do virus truyền từ người này sang người khác và tấn công vào cơ thể.

Thời tiết thay đổi là tác nhân chính khi virus phát triển rất mạnh mẽ, trong khi hệ thống miễn dịch của con người chưa đáp ứng kịp. Khi cơ thể bị virus tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ làm việc để phản ứng, chống lại virus và gây ra các triệu chứng viêm hô hấp, ho, sổ mũi, hắt hơi, sốt và đau nhức toàn thân.

Cách phân biệt giữa 2 bệnh lý dị ứng và cảm lạnh

Các triệu chứng ở vùng mũi gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… có ở cả trong 2 bệnh lý dị ứng và cảm lạnh. Tuy nhiên, trường hợp viêm mũi do dị ứng có thể kèm theo hiện tượng ngứa mũi, thậm chí dẫn đến mất vị giác thể nhẹ.

Ngoài ra, các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, khi chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong môi trường quen thuộc như bụi bẩn trong nhà, lông chó mèo, các nơi có độ ẩm và ẩm mốc...

Không như cảm lạnh chỉ xuất hiện mạnh khi thời tiết thay đổi, triệu chứng của dị ứng có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, theo mùa hoặc thậm chí là quanh năm nếu các tác nhân gây dị ứng không mất đi.

Các triệu chứng khác của dị ứng mà cảm lạnh không có bao gồm: Mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm sức tập trung. Trừ khi chúng ta bị hen suyễn kết hợp dị ứng, ở hầu hết các trường hợp, dị ứng không làm người mắc sốt và rất hiếm khi ho.

Các cách hiệu quả để phòng ngừa, giảm triệu chứng dị ứng

Cách tốt nhất để phòng tránh dị ứng là xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra dị ứng. Trong trường hợp chưa thể xác định dị ứng vì nguyên nhân gì, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bằng cách xác định và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất. Các biện pháp phòng ngừa có thể bao gồm:

- Đóng kín cửa sổ trong các ngày thời tiết khô – nhiều gió.

- Ở trong nhà hoặc tránh đến gần các vườn hoa vào thời gian này, đồng thời tránh trồng các loại cây có nhiều hoa trong nhà.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ và khô ráo để tránh ẩm mốc, bụi bẩn.

- Tránh nuôi thú cưng có nhiều lông. Nếu trong nhà có chó/mèo phải thường xuyên cắt tỉa, chải lông cho chúng để loại bỏ kịp thời những sợi lông chết.

- Đeo khẩu trang khi di chuyển trên đường để tránh khói bụi, khói thuốc lá.

- Dùng thuốc để phòng tránh và giảm các dấu hiệu dị ứng: Các loại thuốc có thành phần bao gồm loratadine, cetirizine… có thể ngăn chặn hiệu quả các triệu chứng dị ứng. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY

- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để tìm tác nhân gây ra dị ứng và có kế hoạch điều trị kịp thời.

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement