Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách làm lễ cúng Giao thừa ngoài trời, trong nhà năm Quý Mão 2023

Lối sống

11/01/2023 08:45

Cách làm lễ cúng Giao thừa ngoài trời, lễ cúng Giao thừa trong nhà chuẩn nhất để tiễn năm cũ và đón năm mới nhiều may mắn, tài lộc.

Theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới.

Giao thừa 2023 vào ngày nào?

Giao thừa năm mới Quý Mão sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy ngày 21/1/2023 dương lịch.

Âm lịch: Ngày 30/12/2022, tức ngày Ngày Kỷ Mão, Tháng Quý Sửu, Năm Nhâm Dần

Tiết: Đại hàn

Là ngày Kim Đường Hoàng Đạo

Giờ hoàng đạo:

Tý (23h-1h)

Dần (3h-5h)

Mão (5h-7h)

Ngọ (11h-13h)

Mùi (13h-15h)

Dậu (17h-19h)

Giờ Hắc Đạo:

Sửu (1h-3h)

Thìn (7h-9h)

Tỵ (9h-11h)

Thân (15h-17h)

Tuất (19h-21h)

Hợi (21h-23h)

Hợp - Xung:

Tam hợp: Hợi, Mùi

Lục hợp: Tuất

Tương hình: Tý

Tương hại: Thìn

Tương xung: Dậu

Tuổi bị xung khắc:

Tuổi bị xung khắc với ngày: Tân Dậu, Ất Dậu.

Tuổi bị xung khắc với tháng: Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tỵ.

Cúng giao thừa ngoài trời là cúng ai?

Lễ cúng giao thừa ngoài trời hàng năm được tổ chức để đón các vị Thiên binh (gồm 12 vị Hành khiển). Đây là 12 Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp cùng nhau luân phiên trông coi việc dưới hạ giới. Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc giao thừa các vị quan binh nhà trời đi ngang qua, khi đó các gia đình dâng mâm cúng giao thừa ngoài trời để thể hiện lòng thành kính đưa tiễn các quan năm cũ và đón các vị quan hành khiển của năm mới.

Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời 2023

Mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển cai quản hạ giới, sau 12 năm thì họ sẽ luân phiên trở lại. Khi hết một năm, vị Hành khiển cũ cai quản Hạ giới sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới cai quản hạ giới trong năm mới. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan bao gồm:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời

Cách làm lễ cúng Giao thừa ngoài trời, trong nhà năm Quý Mão 2023 - Ảnh 1.

Khi cúng sang canh ngoài trời (hay cúng giao thừa ngoài trời), bạn có thể cúng mâm lễ chay hoặc mâm lễ mặn đều được. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời chay và mặn gồm những lễ vật như sau:

Mâm cúng đồ chay:

- Hoa

- Tiền vàng mã, Đèn/nến

- Trầu cau, Bánh kẹo

- Hương (3 - 5 nén)

- 1 chén rượu

- 1 chén nước

- Nước ngọt/bia đóng lon

- Mũ giấy cánh chuồn

- Sớ cúng quan Hành khiển

- 1 đĩa xôi

- 1 đĩa muối

- 1 đĩa gạo

Mâm cúng đồ mặn:

- 1 con gà trống luộc

- 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc)

- 1 khoanh giò lụa

- 1 đĩa hoa quả

- Vàng mã

- Trầu, cau, Đèn/nến

- 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

- 1 chén rượu, 1 chén nước

- 1 mũ cánh chuồn

- 1 lọ hoa tươi

- 3 - 5 nén hương

Cách làm lễ cúng Giao thừa ngoài trời

Thời gian khấn sang canh tốt: Khoảng 23 giờ đêm ngày 30 tháng 12 Âm lịch đến 1 giờ sáng ngày mồng 1 Tết. Giờ cúng đẹp nhất là 0 giờ đêm giao thừa.

Bạn nên cúng giao thừa ngoài trời trước, cúng các quan Hành khiển rồi xin phép vào cúng gia tiên trong nhà.

Khi cúng giao thừa ngoài trời cần chú ý: Trang phục chỉnh tề, gọn gàng tươm tất.

Nói phát ra tiếng, không nói quá to hoặc quá nhỏ. Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.

Phụ nữ mang thai không nên làm lễ cúng, người cúng nên là gia chủ (đàn ông).

Lễ cúng Giao thừa trong nhà 2023

Cách làm lễ cúng Giao thừa ngoài trời, trong nhà năm Quý Mão 2023 - Ảnh 2.

Cũng trong thời khắc giao thừa, các gia đình thường sum họp con cháu để cúng bái tổ tiên với mong muốn xin các vị phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành.

Khi cúng giao thừa, cả gia đình đứng nghiêm trang trước ban thờ để khấn tổ tiên. Trước khi khấn tổ tiên, các gia chủ thường khấn Thổ công (vị thần cai quản trong nhà) để xin phép mời tổ tiên cùng các bậc tiền nhân về ăn Tết.

Mâm cúng giao thừa trong nhà 2023

Cúng giao thừa trong nhà

Mâm cỗ mặn:

- Bánh chưng

- Giò, Chả

- Xôi gấc hoặc xôi các loại

- Gà luộc

- Rượu

Ngoài những lễ vật trên, gia chủ có thể thêm những món ăn gần gũi và thân thuộc với cuộc sống hằng ngày của mình.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi vùng miền, những món mặn được bày cúng trên bàn thờ trong những cũng mang những nét đặc trưng riêng.

Mâm cỗ ngọt:

- Bánh kẹo

- Các loại mứt tết

- Hoa, Đèn/nến, Hương

Sau khi sửa soạn mâm cỗ cúng (gồm gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, nước hoặc rượu và vàng mã), gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng giao thừa để mời ông bà, tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

THÚY HIỀN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement