Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách kiểm soát cơn giận dữ, mất bình tĩnh

Lối sống

05/05/2021 11:29

Bạn có bao giờ bạn để ý rằng tại sao mình rất dễ mất bình tĩnh trong khi người khác lại không?.

Ai cũng có áp lực trong cuốc sống, cũng có vô vàn nỗi lo, sự sợ hãi, nhưng mọi người đều đối mặt vượt qua nó, tại sao mình không vượt qua được, tại sao mình luôn nóng nảy, mất bình tĩnh trước một áp lực.

Tại vì bạn chưa làm chủ được cảm xúc của mình, vì không làm chủ được cảm xúc nên dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy, việc bạn cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn nhất.

1. Tạm dừng và hít thở sâu

Khi vướng phải một tình huống căng thẳng, hãy dừng lại một phút và làm những bước sau:

  • Hít thở sâu bằng bụng năm lần.
  • Hãy tưởng tượng rằng mỗi lần thở ra là bạn đang tống căng thẳng ra ngoài.
  • Mỉm cười, nếu cần thiết hãy giả vờ cười, bạn sẽ thấy khó mà nhăn nhó với một nụ cười trên gương mặt.

Hãy làm việc này thường xuyên, bất cứ nơi nào, ở nhà cho đến cơ quan, bạn sẽ thấy khả năng bình tĩnh của mình được cải thiện đáng kể.

hit_tho_giam_can2_resize.jpg

2. Thả lỏng cơ thể

Chắc chắn khi tức giận, mất bình tĩnh cơ thể bạn sẽ gồng lên như cơ mặt nhăn nhó, nghiến răng, rút vai, để lấy lại sự bình tĩnh thì sau khi tập hít thở sâu, kiểm tra xem trên cơ thể bạn có nơi nào chưa thả lỏng tự nhiên hay không.

Hãy cố gắng để nó về trạng thái bình thường, thư giãn bằng cách mát-xa nhẹ nhàng những vùng đang căng thẳng.

3. Tự hỏi một số câu đơn giản cho chính mình.

Một nguyên tắc để rèn luyện sự bình tĩnh đó là không bao giờ được phép phản ứng ngay sau khi bạn đang thực sự bị kích động, thay vào đó bạn hãy giữ bình tĩnh và tự hỏi mình một số câu:

  • Tại sao mình lại bị kích động như thế?
  • Có phải mình đang mất bình tĩnh không?
  • Người khác sẽ phản ứng gì khi mình hành động như thế?
  • Điều gì đáng để mình mất bình tĩnh như vây…?
  • Việc đó có ảnh hưởng gì tới mình sau này không?

Tất cả những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp kích thích phần trí tuệ trong bộ não để bạn không làm ra những phản ứng thái quá.

4. Đừng đòi hỏi quá nhiều

Hãy nghĩ rằng cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý bạn, bạn không thể kiểm soát được hành vi của người khác, nên đừng bắt họ phải theo ý mình, khi bắt người khác phải theo ý mình thì bạn đang mang thêm một gánh nặng cho mình.

Hãy bỏ đi, cuộc sống mà, có lúc này cũng có lúc khác đúng không, hãy đơn giản mọi chuyện thì suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ sự giận dữ sang những điểu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

5. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Chắc chắn rằng khi mất bình tĩnh bạn sẽ có nhưng tư tưởng oán giận như: “Thật không công bằng với mình”, “Hắn ta sẽ phải trả giá”, “ Tôi sẽ làm cho ra nhẽ”. ” Tôi sẽ giết chết người đó nếu tôi gặp được”, ” Mình sẽ chết mất”. Càng suy nghĩ như vậy sẽ càng làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn, cơ mặt sẽ gồng lên, nóng bừng. Vì thế hãy loại bỏ những ý nghĩ đó đi.

Sẽ rất khó khăn để loại bỏ những ngôn từ mang tính chỉ trích, áp đặt đó nhưng nếu bạn nghĩ mình đang rèn luyện giữ bình tĩnh thì hãy loại bỏ ngay những lời nói tiêu cực đó đi.Những lời nói đó chỉ làm tình hình trầm trọng hơn mà thôi. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ về những điều tích cực hơn nhé.

6. Tập thể dục

Thể dục là một liều thuốc bổ cho mọi tình huống, không những giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tập thể dục còn giúp bạn giải phóng nhưng cơn giận giữ, bức xúc ra ngoài.

unnamed-1-.jpg

7. Hãy bước ra ngoài

Một điều rất hay gặp ở hầu hết mọi người là lúc căng thẳng, mất bình tĩnh, strees thường đóng cửa ở trong phòng tức giận, kể cả khóc lóc tự dầy vò bản thân. Tại sao lúc đó bạn không bước ra ngoài để đón nhận luồng không khí trong lành như: đi bộ, đạp xe hoặc lên một chuyến xe bus nào đó đi vòng quanh thành phố. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy được những điều tốt đẹp từ thiên nhiên.

8. Rèn luyện tính kiên nhẫn mỗi ngày

Mỗi ngày bạn có thể rèn luyện tính kiên nhẫn bằng nhiều cách khác nhau, bạn sẽ thấy kỹ năng giữ bình tĩnh của bạn tăng lên rất nhiều lần, đó là những việc làm rất nhẹ nhàn như:

  • Hãy học cách nhìn nhận vấn đề từ mọi phía, suy nghĩ cho mình nhưng cũng đừng quên đặt mình vào người khác để cảm nhận.
  • Mỉm cười nhiều hơn
  • Đi dạo

9. Nghe nhạc

Nhiều người nhận thấy rằng âm nhạc cũng là cách giữ bình tĩnh khi bị căng thẳng hoặc buồn bã. Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng.

Cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.

20151113162610-girl-happy-music.jpg

10. Chia sẻ với bạn bè và người thân

Một trong những cách giữ bình tĩnh hiệu quả là bạn hãy trò chuyện về một vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc với bạn bè hoặc người thân. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rõ việc chia sẻ câu chuyện để giảm bớt sự tức giận và tìm hướng xử lý chứ không phải trút giận lên người nghe.

Nếu bạn chia sẻ vấn đề theo hướng trút giận sẽ khiến người nghe bị tổn thương, đôi lúc cảm giác giống “thùng rác cảm xúc”. Bên cạnh đó, nếu bạn lựa chọn lầm người để chia sẻ, chẳng hạn như người không biết giữ bí mật hay ghét thầm bạn, đây có thể là nguồn cơn đưa bạn vào tình huống căng thẳng khác.

Ghi lại những việc đã qua trên một cuốn nhật ký. Sau này khi đọc lại bạn sẽ  cảm thấy rất thú vị và mỉm cười vì những việc bạn đã trải qua.

Mộc Miên (T/H)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement