Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách giúp trẻ ghi nhớ tốt từ giai đoạn sơ sinh, lớn lên thông minh vượt trội

Sức khỏe

02/12/2017 14:10

Theo chuyên gia Anh Nguyễn, trẻ cần thời gian để ghi nhận các điểm giống nhau và để ghi nhận việc nhớ sơ khai trong hoạt động nhận thức.

 Theo nhóm nghiên cứu về não bộ trẻ sơ sinh của TS. Reynolds, G. D., Chuyên khoa Tâm lý, ĐH South Carolina, Mỹ cho biết: Khả năng ghi nhớ là cần quy trình lặp lại và đủ lâu

Từ 3,5 tháng tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ bằng việc nhìn thấy các điểm giống nhau đủ lâu, từ 30 giây. Đến 5 tháng tuổi, trẻ chỉ cần 20 giây để có thể ghi nhận các điểm giống nhau và để ghi nhận việc nhớ sơ khai trong hoạt động nhận thức.

Vì thế, trong việc chơi đùa hoặc trò chuyện với trẻ, cha mẹ nên dành ít nhất từ 30 giây trong mỗi hành động và lặp lại các hành động này nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé học hỏi và phát triển trí nhớ từ 5 tháng tuổi.

Cho trẻ thời gian tĩnh để lặp lại hành động là cách ghi nhớ rất tốt. 
Cho trẻ thời gian tĩnh để lặp lại hành động là cách ghi nhớ rất tốt. 

 Định hướng cho não bộ của trẻ

Khi tham gia vào hoạt động vui chơi hoặc học hỏi, trẻ sẽ theo một quy trình khép kín các chuỗi chiến lược “tiếp cận có định hướng” để hiểu về hoạt động đó từ cha mẹ hoặc người chơi cùng bé.

Chiến lược tiếp cận có định hướng gồm 4 mục tiêu:

1. Trẻ sẽ quan sát cử chỉ khuôn mặt của cha mẹ để hiểu về cảm xúc của cha mẹ, sau đó biến thành cảm xúc của bản thân bé (Theo chia sẻ của GS.Wellman năm 2014).

2. Trẻ sẽ lắng nghe bao nhiêu lần mẹ lặp lại các từ giống nhau để mô tả về hoạt động này, cứ mỗi lần lặp lại nào đủ 20-30 giây thì trẻ bắt đầu ghi nhớ thành một mảnh ghép. Nếu ghép đủ các mảnh ghép bé sẽ hiểu về cách hoạt động hay trò chơi này là như thế nào (Theo báo cáo của GS.Saffran 2003; Reynolds 2005).

3. Đồng thời với việc này, trẻ phát triển dần nhận thức sự tồn tại lặp lại của hoạt động nào đó.

Ví dụ, khi trẻ thấy mẹ đẩy chiếc xe hơi đồ chơi để xe chạy, và bé nhìn thấy mẹ đẩy máy cắt cỏ. Dĩ nhiên, dần dần bé nhận thức được hành động đẩy là để tạo sự di chuyển (Mix 2002)

4. Bắt chước là mục tiêu mà trẻ luôn muốn trải nghiệm và cũng để chứng minh là các định nghĩa của bé về nó có đúng như vậy không (Csibra 2010)

Tất cả các mục tiêu này đều được bé đánh giá lại từ cha mẹ để chắc chắn là “đáng để học”. Trẻ tìm cách gây chú với cha mẹ (VD đòi hỏi bạn đọc đi đọc lại một quyển sách, hoặc la í ới khi bạn cầm món đồ chơi). Đây là cách mà bé kiểm tra lại cảm xúc, ngôn ngữ và việc bắt chước của bé liệu có đúng không. Bé có thể dùng các cử chỉ ngôn ngữ để giao tiếp như cười, nói luyên thuyên, hỏi lại và luôn giao tiếp bằng ánh mắt. Trong những cách trên bé luôn để ý để hiểu về bạn. Đó là hành động bé đang học hỏi (Weisleder & Fernald, 2013).

Cha mẹ hãy cùng tham gia các trò chơi với con.
Cha mẹ hãy cùng tham gia các trò chơi với con.

Cách giúp trẻ ghi nhớ lâu, phát triển tốt

Một lời khuyên là cha mẹ nên tăng sự tương tác cho trẻ trải nghiệm 4 mục tiêu mà trẻ đang định hướng. Ví dụ, cha mẹ có thể biểu hiện khuôn mặt với những cảm xúc khác nhau như vui, hào hứng, ngạc nhiên.

Bên cạnh đó, cha mẹ nhấn mạnh và nói lặp lại một số ý mà cha mẹ muốn trẻ học hỏi.

Thêm vào, cha mẹ có thể gia tăng các hình thức vui chơi để trẻ tham gia như đếm đồ vật, lấy đồ ra khỏi giỏ và bỏ đồ ngược lại.

VD: Trò chơi gồm 2 thùng carton giống nhau, lần lượt bạn để 1 món đồ chơi có kích thước lớn trên thùng 1 và món đồ chơi có kích thước nhỏ trên thùng 2. Bây giờ mẹ con ta cùng phân loại đồ chơi nhé.

* Bạn chọn 1 món đồ chơi đem đến thùng 1 và so sánh, rồi sau đó là thùng 2, bạn làm cử chỉ so sánh 2 món đồ và tỏ vẻ ngạc nhiên, ô ồ, món này nhỏ xíu xíu nè và bạn bỏ vào thùng được quy định là chứa đồ chơi nhỏ và nói " 1,2,3 thả rơi nào ! Buzz! Buzz! ". Và bây giờ đến lượt con nhé... bé sẽ bắt chước và làm hành động như mẹ. Khi bé chuẩn bị thả món đồ chơi xuống bạn đừng quên khẩu lệnh " 1,2,3 thả rơi nào, Buzz".

Hoạt động vừa giúp bé rèn luyện trí nhớ, học được sự so sánh lớn nhỏ. Bạn cũng có thể áp dụng trò chơi này để tập bé biết cách thu dọn đồ chơi sau mỗi khi bé chơi.

Khi trẻ bắt chước về ngôn ngữ hoặc những hành động bạn làm thì khuyến khích bé thực hiện. Bạn không nên lo lắng sự làm sai của bé, khi trải nghiệm sai bé sẽ quay lại quy trình một lần nữa đế đánh giá từ đầu, việc làm này là cần thiết cho quá trình học hỏi.

Trong giai đoạn đánh giá lại, bạn nên tạo điều kiện để trả lời và giao tiếp tốt với bé. Điều này sẽ giúp bé xác nhận và học lại một cách dễ dàng.

CHUYÊN GIA ANH NGUYỄN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement