Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cách bày mâm lễ cúng tất niên 2020 chuẩn nhất

Sức khỏe

10/01/2020 15:22

Theo quan niệm, mâm cỗ đủ đầy mang ý nghĩa gia đình ấm no, hạnh phúc. Ngoài hương hoa, đèn trầu thì mâm ngũ quả, món ăn cũng cần được quan tâm.

Tất niên là gì, cúng tất niên là gì?

Cả nhà quây quần, tề tựu đông đủ bên nhau và cùng dùng bữa cơm cuối cùng của năm cũ.
Cả nhà quây quần, tề tựu đông đủ bên nhau và cùng dùng bữa cơm cuối cùng của năm cũ.

Tất niên (Ngày Tất niên)

Tất niên là gì? Theo tiếng Hán, “Tất” nghĩa là xong, “niên” là năm. Chính vì vậy, Tất niên nghĩa là kết thúc 365 (hoặc 366) ngày trong năm.Ngày tất niên là ngày cuối cùng của năm cũ, ngày kết thúc năm cũ. Ngày này thường rơi vào 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Theo thông lệ, đây là ngày mà mọi thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới sang. Cũng trong ngày này (thường là buổi tối), người ta làm cỗ cúng lễ tất niên.

Cúng tất niên là gì?

Cúng lễ Tất niên là một nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết Nguyên đán cận kề của dân tộc ta. Tục lệ này nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.Cúng lễ Tất niên cũng thể hiện nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng lễ tất niên và chuẩn bị đón Tết. Gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm cuối cùng của năm, cùng hướng về ông bà tổ tiên, cùng điểm lại việc đã làm được, đề cập những mục đích tiếp theo...

Những năm gần đầy đời sống phong phú hơn, các bữa tiệc Tất niên không còn gói gọn trong phạm vi gia đình mà còn diễn ra Tất niên công ty, Tất niên xóm, Tất niên bạn bè… 

Và thời gian diễn ra tiệc Tất niên cũng được đẩy lên sớm hơn vào một vài ngày trước đó tùy theo kế hoạch riêng của mọi người.

Chuẩn bị mâm cơm cúng Tất niên

Tùy vào vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ có những món khác nhau.
Tùy vào vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ có những món khác nhau.

Để lễ cúng ngày Tất niên được tươm tất và diễn ra suôn sẻ, cần phải lau chùi và trang hoàng lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ, có mâm ngũ quả, đèn nến, hương, hoa đầy đủ.

Sau khi đã trang hoàng bàn thờ, nhà cửa xong xuôi, bạn cần chuẩn bị mâm cỗ cúng.

Mâm cơm cúng ngày Tất niên thường sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ, một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không đủ điều kiện thì có thể gộp chung thành một mâm cúng cũng được.

Tất nhiên, nếu gộp chung thành 1 mâm cỗ thì gia chủ sẽ phải chuẩn bị chu đáo và thịnh soạn nhất có thể. Tùy vào vùng miền và điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ có những món khác nhau.

- Mâm cúng ngày Tất niên của gia đình miền Bắc gồm có: Bánh chưng/xôi, giò lụa/giò xào, canh bóng nấu thập cẩm, móng giò hầm măng, dưa hành muối, miến nấu… 

- Mâm cúng ngày Tất niên của gia đình miền Trunggồm có: Bánh chưng/bánh tét, canh măng khô ninh xương, cá chiên/chả ram, thịt đông, gà bóp rau răm, dưa món, giò lụa Huế, thịt heo luộc, giá chua, miến Huế…

- Mâm cúng ngày Tất niên của gia đình miền Nam gồm có: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, củ kiệu, chả giò, thịt kho tàu, thịt heo luộc, nem, canh khổ qua nhồi thịt, canh măng.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement