Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các trang web lậu đang thu lời hàng tỷ USD từ quảng cáo

Số hóa

15/08/2021 18:00

Các trang web và ứng dụng cung cấp phim và chương trình truyền hình lậu kiếm được khoảng 1,3 tỷ USD từ quảng cáo mỗi năm, bao gồm từ các công ty lớn như Amazon.

Chúng còn là một nguồn phát tán malware nguy hiểm, và một số quảng cáo đặt trên trang thậm chí có chứa các liên kết mà giới hacker lợi dụng để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tiến hành các cuộc tấn công đòi tiền chuộc - theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận về an toàn trực tuyến Digital Citizen Alliance và công ty chống ăn cắp bản quyền White Bullet Solutions Ltd. Dù rằng các quan chức hành pháp tại Mỹ đã tuyên bố kiên quyết trấn áp vấn nạn tội phạm trên không gian mạng, hai tổ chức này vẫn xác định được có ít nhất 84.000 trang web giải trí cung cấp các nội dung lậu nói trên.

vnreview-vn_2227335(1).jpg

Nghiên cứu của Digital Citizen Alliance và White Bullet Solutions đã nêu bật lên tính nghiêm trọng của vấn đề an cắp bản quyền đối với cả các studio Hollywood lẫn các công ty chuyên phân phối quảng cáo số. Tình hình càng phức tạp hơn giữa đại dịch COVID-19, khi mà ngày càng nhiều người phải ở nhà xem phim và các chương trình truyền hình qua mạng internet, tạo cơ hội thuận lợi cho bọn tội phạm nhắm vào các nạn nhân.

"Ăn cắp bản quyền gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tác giả và những người mất đi nguồn thu nhập khi nội dung của họ bị đánh cắp" - các tác giả của nghiên cứu viết. "Và các nhãn hiệu lớn phải đối mặt với nguy cơ mất uy tín khi quảng cáo của họ vô tình xuất hiện trên các trang web phạm pháp"

White Bullet xác định được tổng doanh thu từ quảng cáo mà các trang web lậu thu về bằng cách theo dõi các trang và ứng dụng phổ biến nhất đang hoạt động từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021. Họ đã lọc ra được khoảng 6.000 trang web và 900 ứng dụng, sau đó theo dõi các quảng cáo xuất hiện trên đó.

Các nhãn hiệu lớn chiếm khoảng 4% số quảng cáo trên các trang web lậu và 24% số quảng cáo trên các ứng dụng lậu, với Amazon, Facebook, và Google là những cái tên đáng chú ý nhất. Hình thức quảng cáo phổ biến nhất là "nội dung được tài trợ", thường thể hiện dưới dạng những liên kết dụ dỗ người dùng nhấp chuột vào để mở ra một nội dung mới hay một video thú vị nào đó. Các công ty nhỏ hơn, các nội dung người lớn, lừa đảo, và malware, chiếm phần còn lại trong các quảng cáo.

Quảng cáo từ các nhãn hiệu lớn, dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể, lại gây ra những vấn đề đặc biệt khó khăn trong quá trình ngăn chặn các trang web lậu sinh sôi. Theo nghiên cứu, chúng khiến toàn bộ trang web trông có vẻ hợp pháp, và có thể khiến người dùng dễ nhấp vào các quảng cáo lừa đảo trá hình xuất hiện bên cạnh chúng hơn.

Quảng cáo không chủ đích

Quảng cáo trên các trang web và ứng dụng lậu hầu như đều có tính không chủ đích, nhưng các công ty hoàn toàn có thể ngăn chúng xuất hiện nếu họ thận trọng hơn một chút. Một sáng kiến gọi là "Trustworthy Accountability Group" từng báo động cho Amazon về số lượng quảng cáo liên quan đến họ xuất hiện trên các trang web lậu vào đầu năm 2021, và từ đó đến nay, số lượng quảng cáo đến từ công ty này trên các trang web lậu quả thực đã và đang giảm đi đáng kể.

"Không thể đưa ra được những công cụ nhằm đánh giá khả năng một trang web ăn cắp bản quyền trong thời gian thực đồng nghĩa các nhà quảng cáo đang tài trợ cho giới tội phạm - và đó là vấn đề trị giá cả tỷ đô" - theo Peter Szyszko, nhà sáng lập kiêm CEO của White Bullet. "Nói một cách nhẹ nhàng thì đó là sự cẩu thả. Còn nói nặng hơn, đó là hành vi cố tình tiếp tai cho tội phạm ăn cắp tài sản trí tuệ"

Tình trạng ăn cắp bản quyền hiện đang tăng cao trong bối cảnh các studio Hollywood, khi đối mặt với lượng người xem đến rạp giảm mạnh trong mùa dịch, buộc phải tung các bộ phim mới lên mạng internet sớm hơn thường lệ. Ngôi sao Scarlett Johansson từng lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề ăn cắp bản quyền trong vụ kiện gần đây giữa cô với Walt Disney xoay quanh việc công ty này đưa phim "Black Widow" lên dịch vụ stream của hãng.

Facebook từ chối đưa ra bình luận về nghiên cứu này. Trong khi đó, người phát ngôn của Amazon và Google cũng chưa có phản hồi về yêu cầu bình luận.

(Theo JapanTimes)

MINH.T.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement