Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Chứng khoán

14/09/2020 08:09

Dưới đây là những sự kiện, thông tin đáng chú ý xảy ra trong tuần này mà nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua.

Cuộc họp của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày và kết thúc vào thứ Tư (16/09), cuộc họp dự kiến sẽ thực hiện một số điều chỉnh nhỏ về chính sách sau khi Fed áp dụng cách tiếp cận mới vào tháng trước để đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Quyết định của Fed để thể duy trì lạm phát cao hơn, cũng như điều này đồng nghĩa lãi suất sẽ còn duy trì mức thấp trong một thời gian dài.

Ngoài ra, Fed cũng sẽ cập nhật các dự báo về triển vọng kinh tế và lãi suất. Đặc biệt, đây là lần đưa ra dự báo đầu tiên cho năm 2023.

Jon Hill, chiến lược gia tại BMO Capital Markets cho biết: “Tôi nghĩ rằng triển vọng năm 2023 sẽ là những trọng tâm mà nhiều nhà đầu tư quan tâm tới”.

Đầu tháng này, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell cho biết, trong khi Fed sẽ giữ chính sách tiền tệ ổn định với mặt bằng lãi suất thấp, các nhà lập pháp cũng cần giúp đỡ để kinh tế hồi phục. Trong đó, việc không có một gói chính sách tài khóa mới là một diễn biến đáng lo ngại đối với nền kinh tế.

Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Doanh số bán lẻ, số đơn trợ cấp thất nghiệp

Trước thông báo của Fed vào thứ Tư, Mỹ sẽ công bố dữ liệu về doanh số bán lẻ cho tháng 8. Nhiều chuyên gia dự báo doanh số bán lẻ tháng 8 sẽ tăng 1%, dữ liệu sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về việc khi hết hạn trợ cấp thất nghiệp vào cuối tháng 7 có ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng hay không.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng sẽ xem xét dữ liệu công bố vào thứ Năm (17/09) về số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp.

Số lượng đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã tăng ở mức cao trong tuần trước, điều này cho thấy sự phục hồi của thị trường lao động sau đại dịch Covid-19 đang bị đình trệ khi các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ cho các doanh nghiệp và số người thất nghiệp đang cạn kiệt.

Thị trường chứng khoán tiếp tục biến động mạnh

Nhiều nhà đầu tư lo lắng rằng sự biến động của thị trường chứng khoán vào tuần trước khi chỉ số Nasdaq đã giảm tới 10% so với đầu tuần và đã tác động tới các chỉ số khác. Chỉ số giảm điểm đang là khởi đầu của một đợt bán tháo tiếp theo sau khi chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường kể từ tháng 3/2020.

Nhưng các nhà đầu tư khác coi sự sụt giảm gần đây là một sự củng cố, một đợt điều chỉnh sau giai đoạn tăng mạnh của thị trường kể từ tháng 5/2020 nhờ vào cổ phiếu công nghệ cũng như lượng tiền từ các chính sách tài khóa và tiền tệ khổng lồ.

Các nhà phân tích tại Bank of America Global Research cho biết rằng, trong lịch sử tháng 9 thường là tháng yếu nhất trong năm. Lợi nhuận trung bình chỉ số S&P 500 trong tháng 9 là âm 1%.

Ngoài ra, cũng theo thống kê của ngân hàng cho thấy rằng, thị trường có xu hướng giảm trong những tuần trước bầu cử nhưng sau đó hồi phục tăng trở lại sau bầu cử.

Quá trình Brexit của Anh

Chính phủ Anh sẽ bắt đầu thảo luận về dự luật thị trường nội địa vào thứ Hai (14/09) và trong khi Thủ tướng Boris Johnson chiếm đa số ghế ủng hộ trong Quốc hội, nhưng sự bất mãn trong nội bộ về dự luật có thể kiểm tra khả năng lãnh đạo của ông.

Động thái đưa ra một dự luật vi phạm thỏa thuận giữa Anh và EU hiện tại liên quan tới quá trình Brexit, điều này có thể làm mất cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit và kích hoạt hành động pháp lý của EU đối với Anh.

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley đã dự đoán tăng khả năng Anh và EU không có được một thỏa thuận thương mại từ 25% lên tới 40%.

Cụ thể, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết: “Các rủi ro nghiêng sang một kết quả khó khăn hơn, nâng xác suất trường hợp không đạt được thỏa thuận lên tới 40%. Chúng tôi vẫn mong đợi một thỏa thuận được ký nhưng sẽ kéo dài thời gian hơn”.

Đồng bảng Anh đã mất 4% giá trị trong tháng 9, rủi ro ở đây vẫn là một ẩn số.

Hành động của các ngân hàng trung ương

Việc Fed chuyển sang chấp nhận lạm phát cao hơn và giữ chính sách lãi suất thấp trong một thời gian dài hơn, điều này đặt các ngân hàng trung ương khác vào tình thế khó khăn. Trừ khi các ngân hàng trung ương khác làm theo, tác động của đồng USD yếu hơn so với tiền tệ của họ có thể đe dọa sự phục hồi kinh tế và triển vọng lạm phát của những ngân hàng trung ương.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, đồng Euro mạnh hơn chưa phải là điều đáng lo ngại. Nhưng nếu như Euro và các tiền tệ mạnh khác như bảng Anh, Yên Nhật …đều mạnh hơn, cuối cùng có thể bị buộc phải giảm lộ trình nới lỏng hơn trong thời gian dài hơn của Fed.

Không có thay đổi chính sách nào từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), cũng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Tuy nhiên, BoE có thể tiếp tục mở rộng mua trái phiếu để giúp một nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch và Brexit.

Trong khi đó, BoJ sẽ phải chịu tác động bởi một Thủ tương mới sắp tới, có thể là Yoshihide Suga, người gần đây đã kêu gọi BoJ kết hợp với Chính phủ. Ông cho biết rằng, ông không đồng ý với tranh cãi lãi suất âm sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

HẠC HIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement