11/09/2019 21:38
Các quốc gia ở châu Á đón tết Trung thu như thế nào?
Những hình ảnh đón tết Trung Thu tại một số quốc gia châu Á, phong phú đặc sắc qua từng nét tinh hoa truyền thống của mỗi quốc gia.
Trung Quốc
TếtTrung thu của Trung Quốc được cho là có từ thời nhà Thương (vào khoảng thế kỷ 10 TCN). Khi đó, người dân tổ chức ăn mừng vụ mùa bội thu vào ngày Rằm tháng 8 hàng năm. |
Ngoài ra còn có hoạt động thả đèn, việc thả đèn xuống sông trong ngày Trung thu có ý nghĩa rất đặc biệt đối với thiếu nữ và các em nhỏ. |
Hàn Quốc
Ngày tết trung thu hay lễ hội Chuseok Hàn Quốc được bắt nguồn từ ngày Gabae, tết trung thu như một lễ hội mừng mùa bội thu và tất cả người Hàn Quốc đi xa đều quay trở về quê hương, để thưởng thức những món ăn truyền thống trong dịp lễ hội đặc biệt này như: Rượu sindoju hay dongdongju và bánh songpyeon. |
Bánh Trung thu Hàn Quốc có tên là Songpyeon với hình dáng trăng khuyết. Người Việt Nam và Trung Quốc xem trăng tròn là tượng trưng cho hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh của mình, bởi "trăng khuyết rồi sẽ tròn" như sự sinh sôi, nảy nở, và đó lý do vì sao chiếc bánh Songpyeon được nặn theo hình lưỡi liềm. |
Nhật Bản
Trong tiếng Nhật "Tsukimi" có nghĩa là "ngắm trăng", còn chữ "O" thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trang trọng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức là vào khoảng tháng 9 - 10 dương lịch, và là dịp để mọi người thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm. |
Tsukimi-dango là tên gọi của bánh trung thu Nhật Bản (thường được gọi là dango), đây là loại bánh truyền thống được bày ra vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch. Việc dâng cúng loại bánh này với mục đích chính là để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu, và người Nhật còn quan niệm rằng chúng sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. |
Thái Lan
Ở Thái Lan ngày Tết Trung Thu (còn được gọi là "Lễ cầu Trăng") cũng được tổ chức vào 15/8 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân Thái Lan thường ngồi quây quần bên một chiếc bàn được bày biện đào trường thọ, sầu riêng, bánh Trung thu, kể chuyện truyền thuyết Bát tiên vượt biển và chúc tụng lẫn nhau những điều tốt đẹp. |
Theo quan niệm của người Thái, khi làm như vậy Bát Tiên sẽ mang quả đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, đồng thời chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người. |
Việt Nam
Người Việt mừng Trung thu bằng cách làm bánh cúng tổ tiên, biếu ông bà và người thân, tổ chức cho trẻ em nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Lễ rước đèn, bày cỗ, phá cỗ, hát trống quân… dưới trăng là những nghi thức quan trọng nhất. Bày cỗ Trung thu thực chất là bày tỏ tấm lòng của con người với trăng, với trời cùng sản vật, hương hoa của đất. |
Trung Thu ở Việt Nam là dịp để các em nhỏ tụ họp vui chơi đốt đèn cùng nhau. |
Advertisement
Advertisement