Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các phương tiện cá nhân, chở hàng hoá vẫn được lưu thông bình thường

Chính sách - Hạ tầng

02/04/2020 17:42

Trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng cũng không nêu vấn đề “cấm”. Chính phủ cũng chưa ban hành lệnh phong tỏa nên phương tiện cá nhân và hàng hóa vẫn được lưu thông bình thường.

Nói về tình trạng các địa phương lập các chốt chặn trên đường, xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ” khiến người dân không thể đi từ địa phương này sang địa phương khác, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: Không có chuyện “ngăn sông cấm chợ”, việc cấm triệt để việc đi lại của người dân là không đúng trong khi Nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp. Trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng cũng không nêu vấn đề “cấm”. Chính phủ chưa ban hành lệnh phong toả thì phương tiện cá nhân và hàng hoá vẫn phải được lưu thông bình thường.

  Bến xe Giáp Bát tạm thời dừng hoạt động từ ngày 1/4. Ảnh: Báo Thủ tướng.

Bến xe Giáp Bát tạm thời dừng hoạt động từ ngày 1/4. Ảnh: Báo Thủ tướng.

Nhằm kiểm tra việc thực hiện dừng hoạt động vận tải hành khách, các "chốt chặn" tại cửa ngõ thành phố, ví dụ như phát hiện ra xe taxi chở khách từ địa phương này sang địa phương khác thì các “chốt chặn” yêu cầu xe quay đầu. Đây là biện pháp ngăn chặn dịch bệch. Những biện pháp này không áp dụng với xe cá nhân và xe chở hàng hoá, Bộ trưởng cho biết.

 Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ chỉ đạo Sở GTVT trong trường hợp đặc biệt cần tham mưu cho lãnh đạo các địa phương. Một số trường hợp đặc biệt như: Xe công vụ, các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hoá,... áp dụng với đường bộ.

Thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động của các tuyến vận tải hành khách cố định, liên tỉnh, nội tỉnh đối với các bến xe địa phương. Trong trường hợp đặc biệt, Sở GTVT tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Những ngày qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị 15, 16 về các biện pháp phòng chống dịch, có đặt vấn đề cách ly xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có một số địa phương, cơ quan, đơn vị hiểu và thực hiện sai tinh thần của Chỉ thị này. Một số địa phương đã tiến hành rào đường, hạn chế người đi lại từ địa phương này sang địa phương khác hay tạm dừng các công trình xây dựng, thậm chí một số trung tâm đăng kiểm dừng hẳn hoạt động đến 15/4… theo Báo Chính Phủ.

Giải thích thêm về Chỉ thị 16, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Cách ly xã hội là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, không phải “ngăn sông cấm chợ”, chưa phải phong toả xã hội. “Điều quan trong là đảm bảo an toàn cho người lao động”.

  Đội thanh tra giao thông số 4 chốt chặn, kiểm tra các xe ô tô chở khách từ miền Tây lên TP.HCM. Ảnh TPO.

Đội thanh tra giao thông số 4 chốt chặn, kiểm tra các xe ô tô chở khách từ miền Tây lên TP.HCM. Ảnh TPO.

Trong bối cảnh ấy, chúng ta vẫn phải duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, duy trì xuất khẩu bình thường bằng đường biển, đường bộ. Ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để làm việc tại nhà nhưng vẫn bảo đảm tốt tiến độ, chất lượng công việc. Chỉ thị 16 có hiệu lực trong vòng 15 ngày, từ ngày 1/4 đến 15/4, đây là khoảng “thời gian vàng” để hạn chế tối đa dịch bệnh lây nhiễm ra cộng đồng.

Trước đó, Sở GTVT TP.HCM cũng vừa có thông báo tạm đình chỉ hiệu lực có thời hạn toàn bộ phù hiệu, biển hiệu xe kinh doanh vận tải do Sở GTVT TP cấp. Trong đó bao gồm các loại xe như xe tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe buýt. Thời gian đình chỉ hiệu lực là từ 0h ngày 1 đến 15/4.

Sở lưu ý các xe đã được cấp phù hiệu, biển hiệu để phục vụ các trường hợp đặc biệt, lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất vẫn được phép đi lại.

Sở giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng bố trí cán bộ trực cập nhật dữ liệu từ trên hệ thống thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ để theo dõi và đôn đốc các đơn vị kinh doanh vận tải.

Thanh tra sở có trách nhiệm chủ động thực hiện hoặc phối hợp với lực lượng chức năng để kiểm tra, xử lý theo chỉ đạo trên. 

Về vấn đề này, Thanh tra Sở cho biết việc tạm đình chỉ hiệu lực đồng nghĩa với các phù hiệu đã cấp cho các loại xe trên tạm thời bị vô hiệu hóa, phương tiện tạm ngưng đi lại. Hiện đơn vị chốt chặn ở các cửa ngõ TP, rà soát nội thành xử lý nghiêm bất cứ trường hợp nào vi phạm. 

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement