Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các nước Đông Nam Á lựa chọn mở cửa trở lại, cân bằng nỗi lo dịch bệnh với lợi ích kinh tế

Phân tích

14/09/2021 06:20

Ngay cả khi phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất trên thế giới, nhiều quốc gia tại Đông Nam Á đang dần nhận ra rằng họ không còn đủ khả năng kéo dài những biện pháp hạn chế chống dịch nghiêm ngặt khiến nền kinh tế bị tê liệt. Vì vậy, một số nước đang xem xét phương án mở cửa trở lại.
news

Theo SCMP, tại các nhà máy ở Việt Nam và Malaysia, trong các tiệm cắt tóc ở Manila hay các tòa tháp văn phòng của Singapore, các cơ quan quản lý đang thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại, tìm cách cân bằng giữa việc ngăn chặn virus và cho phép người dân đi làm.

Bài toán cân bằng giữa phát triển kinh tế và chống dịch

Kế hoạch này có phần khác so với châu Âu và Mỹ, những quốc gia đã bắt đầu mở cửa trở lại nhưng tỷ lệ tiêm chủng thấp ở một số địa phương khiến khu vực này trở thành một trong những vùng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Thế nhưng trước tình hình tài chính căng thẳng và sức mạnh của chính sách tiền tệ ngày càng suy yếu, những đợt đóng cửa và hạn chế hoàn toàn dần ít khả thi hơn.

3e668108-1443-11ec-ab69-f2bfe93835cf_image_hires_114842.jpg
Người dân Indonesia xếp hàng tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: AFP

Krystal Tan, nhà kinh tế thuộc Tập đoàn Ngân hàng Úc & New Zealand cho biết: “Đây là sự cân bằng khó khăn giữa cuộc sống và sinh kế, ngay cả Singapore cũng phải vật lộn với tình trạng tăng số ca nhiễm đột biến dù có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới”.

Việc các nhà máy ở Đông Nam Á ngừng hoạt động đã gây ra nhiều trục trặc trong chuỗi cung ứng.

Các nhà sản xuất ô tô bao gồm Toyota cắt giảm sản xuất và nhà bán lẻ quần áo Abercrombie & Fitch cảnh báo tình hình đang “vượt quá tầm kiểm soát”.

Tỷ lệ tử vong hàng ngày ở nhiều quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua mức trung bình toàn cầu, đẩy khu vực này xuống vị trí thấp của bảng xếp hạng khả năng phục hồi, khảo sát do Bloomberg thực hiện.

Tuy nhiên, các quan chức ngày càng lo lắng về ý nghĩa kinh tế của nó nếu các hạn chế kéo dài quá lâu mặc dù việc tiêm chủng chậm. Malaysia đã cắt giảm một nửa dự báo tăng trưởng năm 2021 xuống còn 3-4% khi số ca hàng ngày đạt kỷ lục.

Niềm hy vọng phục hồi của Thái Lan về sự hồi sinh du lịch quan trọng đang nhanh chóng biến mất.

chichngua.jpg
Người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hà Nội. Ảnh: EPA-EFE

Ngay cả khi có sự lạc quan về triển vọng kinh tế, chẳng hạn Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6% trong năm nay và Singapore dự kiến đạt mức tăng trưởng khoảng 7%, áp lực trong việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng trên toàn cầu và giảm thu hút đầu tư nước ngoài đối với một khu vực kinh tế năng động vẫn ngày một gia tăng.

Theo nhà kinh tế học Wellian Wiranto của Oversea-Chinese Banking Corp, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang suy yếu do những đợt phong tỏa liên tiếp, còn người dân dần cảm thấy kiệt sức khi cuộc khủng hoảng kéo dài.

Wiranto cho hay: “Bất kỳ hy vọng về mở lại biên giới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại và du lịch qua các nước ASEAN sẽ vẫn là một giấc mơ xa vời”.

Trong tháng này, Bộ Thương mại Việt Nam này cảnh báo nguy cơ mất khách hàng nước ngoài vì những hạn chế cứng rắn khiến các nhà máy phải đóng cửa.

Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam ước tính rằng 18% thành viên của tổ chức đã chuyển một phần hoạt động sản xuất sang các nước khác để đảm bảo chuỗi cung ứng.

chichngua1.jpg
Một công nhân phân loại ổ bánh mì nướng tại một tiệm bánh mì. Sản xuất ở Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Ảnh: DPA

Sự kiên nhẫn của người dân đang giảm dần tại Đông Nam Á, đặc biệt là khi họ phải chiến đấu với dịch COVID-19 lâu hơn so với hầu hết các khu vực khác trên thế giới. Tại Malaysia, người dân đã biểu tình sau khi chính phủ kéo dài biện pháp phong tỏa, dẫn đến tỷ lệ mất việc làm tăng cao nhưng số ca mắc không có dấu hiệu thuyên giảm.

Các cuộc biểu tình trên đường phố chống lại chính phủ Thái Lan trước COVID-19 đã phát triển thành các cuộc biểu tình liên quan đến đại dịch.

Ở Singapore và Philippines, các doanh nghiệp đang đối mặt với những khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh dài hạn do hạn chế chống dịch bệnh.

Thay đổi chiến lược

Do đó, ngày càng có nhiều thay đổi ở Đông Nam Á coi COVID-19 là loài đặc hữu, học tập chiến lược “sống chung với virus”. Báo cáo số lượng ca mắc hàng ngày trở nên ít quan trọng hơn, đặc biệt là đối với hai quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao nhất khu vực là Singapore và Malaysia.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đang hướng đến một cuộc chơi dài hơi. Nước này tập trung củng cố các quy định như đeo khẩu trang thay vì áp đặt các biện pháp hạn chế di chuyển.

Họ cũng ban hành “bản đồ di chuyển” cho các khu vực đặc biệt như văn phòng và trường học, giúp người dân quen với nhiều quy định dự kiến sẽ áp dụng lâu dài trong một trạng thái bình thường mới.

Thay vì đếm số ca mắc theo ngày, các nước tập trung hạn chế số ca tử vong hoặc ca bệnh nặng.

Điều này đặc biệt đúng với hai quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất Đông Nam Á là Singpore và Malaysia với số người được tiêm phòng đầy đủ lần lượt chiếm trên 80% và khoảng 50% dân số.

1200x-1.jpg
Người dân đeo khẩu trang đi bộ trên một con phố ở Singapore. Ảnh: Bloomberg.

Thay vì đóng cửa hoàn toàn, Philippines tìm cách áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển ở các khu vực có dịch. Việt Nam cũng thử nghiệp chiến lược tương tự khi phân vùng “đỏ-xanh-cam” tại Hà Nội và thiết lập các trạm kiểm soát dựa trên nguy cơ lây nhiễm khác nhau.

Phía Jakarta thông báo chỉ những người có thẻ tiêm vắc xin mới được vào các trung tâm mua sắm và khu vực thờ tự.

Các nhà hàng tại Singapore được yêu cầu kiểm tra tình trạng tiêm chủng của thực khách.

Quan chức Manila xem xét “bong bóng vắc xin” tại nơi làm việc và hệ thống phương tiện giao thông công cộng.

Mặc dù chiến lược này có thể làm giảm thiệt hại cho nền kinh tế rộng lớn hơn, nhưng rủi ro là việc phân phối vaccine không đồng đều - ví dụ như ở Malaysia, cho các quốc gia kinh tế quan trọng hơn là các khu vực nghèo hơn - có thể gây bất lợi cho những người dân có thu nhập thấp.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ