Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các nhà sản xuất hàng may mặc toàn cầu lên tiếng yêu cầu các điều khoản tốt hơn từ các nhà bán lẻ

Quản trị

01/04/2021 17:43

Các nhà sản xuất hàng may mặc ở 9 quốc gia trải dài khắp châu Á, Trung Đông và Bắc Phi đã nhóm lại với nhau để yêu cầu các điều khoản hợp đồng tốt hơn từ các nhà bán lẻ quần áo toàn cầu, theo một tài liệu dự thảo được Reuters đưa ra.
news

Vào tháng 3 và tháng 4/2020, các nhà bán lẻ toàn cầu, bao gồm Arcadia, Gap, Kohl's và Primark, đã hủy hoặc tạm dừng các đơn đặt hàng với các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở Bangladesh. Ước tính các đơn hàng có giá trị gần 3,7 tỷ USD.

Sau đó, một số nhà bán lẻ khác, bao gồm Primark, H&M, Inditex và Gap, đã cam kết thanh toán đầy đủ các đơn hàng đã bị hủy. Tuy nhiên, liên minh vận động PayUp ước tính rằng, vẫn còn khoảng 18 tỷ USD trong tổng số 40 tỷ USD giá trị thanh toán còn tồn đọng trên toàn cầu.

primark.jpg
Biển quảng cáo được trưng bày bên ngoài một cửa hàng Primark ở Phố Oxford, ở London, Anh. Ảnh: Reuters

Do đó, 13 hiệp hội đại diện cho các nhà cung cấp hàng may mặc ở Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc và Indonesia đã soạn thảo các điều khoản, bao gồm thời hạn thanh toán tối đa là 90 ngày và chấm dứt chiết khấu với những đơn đặt hàng đã được đặt trước đó.

Dự thảo tài liệu cho các nhà sản xuất hàng may mặc

Dự thảo tài liệu là sáng kiến chung của Star Network, được tài trợ bởi cơ quan phát triển quốc tế GIZ của Đức và Liên đoàn May mặc Quốc tế. Dự kiến tài liệu sẽ được hoàn thiện và công bố vào cuối tháng 4.

"Các nhà sản xuất đã nhận thấy phần thua thiệt của mình và họ muốn một vai trò mạnh mẽ hơn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn cho các hoạt động mua hàng", một tuyên bố sáng kiến hôm 1/4 cho biết.

Mặc dù tài liệu sẽ không có hiệu lực pháp lý, nhưng mục đích của nó là thúc đẩy các hoạt động mua hàng “không vượt qua ranh giới của việc lạm dụng sức mua dẫn đến thiệt hại rõ ràng và có thể tránh được cho nhà sản xuất”, theo thông cáo.

h-m.jpg
Một cửa hàng H&M ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Phần sau của tài liệu ​​cũng nhằm mục đích xây dựng các cách thức thực thi các điều khoản, bao gồm một cơ chế trọng tài quốc tế để các nhà sản xuất đưa ra những bất bình với người mua.

Miran Ali, phát ngôn viên của Star Network, cho biết: “Chúng tôi đã tin tưởng khách hàng một cách mù quáng. Khi họ nói rằng, họ muốn mua 100.000 thước vải từ chúng tôi và họ sẽ gửi đơn đặt hàng sau ba tuần, chúng tôi lập tức làm ngay. Nhưng niềm tin đó giờ đã bị đánh mất”.

Theo công ty nghiên cứu Forrester, các nhà bán lẻ toàn cầu đã mất 1.200 tỷ USD doanh số bán hàng vào năm 2020, giảm 3,9%, do việc đóng cửa toàn cầu đã làm giảm nhu cầu và đóng cửa các cửa hàng trong nhiều tháng. Mặc dù doanh số bán hàng đã được phục hồi ở mặt trận trực tuyến, nhưng nhiều nhà bán lẻ quần áo buộc phải áp dụng mức chiết khấu cao để cố gắng xử lý hàng tồn kho.

Trung tâm Quyền của Người lao động Toàn cầu của bang Penn cho biết trong một báo cáo rằng, dữ liệu thương mại của Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu cho thấy, nhập khẩu hàng may mặc giảm 16,2 tỷ USD từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Mặc dù doanh số bán quần áo đang bắt đầu phục hồi sau mức thua lỗ kỷ lục của năm ngoái, nhưng các đơn đặt hàng vẫn ít hơn nhiều so với trước đại dịch. Mặt khác, thời gian giao hàng ngắn hơn và thời hạn thanh toán dài hơn.

Không phải là một thông điệp vui vẻ

Dự thảo tài liệu cho biết, các nhà bán lẻ phải thanh toán cho nhà cung cấp trong vòng 90 ngày. Vì việc trả chậm sẽ mất một khoản phí bổ sung để bù đắp lãi suất và mất lợi nhuận, trong khi không thể yêu cầu chiết khấu sau khi đơn đặt hàng được phát hành.

Một lá thư từ Marks & Spencer gửi các nhà cung cấp của mình vào ngày 7/4/2020 cho biết, các đơn đặt hàng được vận chuyển sau ngày 24/3 sẽ được thanh toán tối đa 120 ngày kể từ ngày nhận hóa đơn, tăng so với 75 ngày trước đó và gần gấp ba lần mức trung bình của ngành trước đại dịch, là 43 ngày. Người phát ngôn của Marks & Spencer cho biết, những điều khoản này vẫn được giữ nguyên và từ chối trả lời thêm về vấn đề này.

marks-spencer.jpg
Một cửa hàng Marks&Spencer ở phố Oxford giữa lúc bùng phát dịch COVID-19 vào tháng 7/2020. Ảnh: Reuters

Với dự đoán doanh số bán hàng thấp hơn, các nhà bán lẻ khác đã áp dụng chiết khấu cho các đơn đặt hàng đã được sản xuất.

Vào tháng 4/2020, công ty tìm nguồn cung ứng Li&Fung, có trụ sở tại Hồng Kông, đã gửi thư đến một số nhà cung cấp của American Eagle Outfitters. Nội dung của lá thư được Reuters cho biết, Li&Fung sẽ trả thấp hơn 20% cho các đơn hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

“Chúng tôi biết đó không phải là một thông điệp vui vẻ nhưng đó là sự thật quan trọng mà chúng tôi đang đối mặt hiện nay", bức thư viết.

Sau đó, Li & Fung đã từ chối đưa ra bình luận thêm. Trong khi đó, American Eagle Outfitters đề cập đến một tuyên bố của họ vào tháng 7/2020. Khi đó, công ty đã phải đưa ra “quyết định kinh doanh tức thời và khó khăn” và đã “đàm phán giảm giá một lần cho một lượng nhỏ đơn đặt hàng chưa được vận chuyển vào tháng 4 năm ngoái”.

Các điều khoản "bất khả kháng"

Dự thảo cũng bao gồm các giới hạn về việc sử dụng điều khoản 'bất khả kháng'. Các điều khoản này đặt ra nhằm miễn trừ chi phí và trách nhiệm cho các nhà bán lẻ đối với các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Cụ thể, điều khoản hủy trong đơn đặt hàng được Kohl's sử dụng sẽ cho phép Kohl's có quyền hủy đơn đặt hàng trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các hạn chế của chính phủ và trong các sự kiện khác ngoài tầm kiểm soát của Kohl's. Khi đó, Kohl's sẽ không phải chịu “bất kỳ trách nhiệm pháp lý, chi phí hoặc bất kỳ khoản phí nào”.

kohl-s.jpg
Bảng hiệu của một cửa hàng Kohl's ở Medford, Mỹ. Ảnh: Reuters

Tương tự, một lá thư mà Arcadia gửi cho các nhà cung cấp thông báo về việc họ đã hủy đơn đặt hàng do ảnh hưởng của COVID-19 nêu rõ: “Chúng tôi có thể hủy bất kỳ đơn hàng nào ở bất kỳ giai đoạn nào. Điều này bao gồm các đơn hàng đang sản xuất và các đơn hàng đang vận chuyển. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về chi phí của hàng hóa”.

Đơn đặt hàng được Kohl's sử dụng và bức thư của Arcadia đã được công bố trong một báo cáo tháng 9/2020 của Trung tâm Hiến pháp và Nhân quyền Châu Âu. Tuy nhiên, cả hai công ty đều từ chối trả lời về cách làm việc của họ với các nhà cung cấp. Sau đó, Arcadia đã rơi vào sự quản lý vào cuối năm ngoái. 

Trung tâm Hiến pháp và Nhân quyền Châu Âu và Hiệp hội Quyền của Người lao động đã đặt ra vấn đề rằng, các nhà bán lẻ sử dụng các biện pháp 'bất khả kháng' trong thời kỳ đại dịch trong báo cáo phải chứng minh được rằng, họ đã cố gắng hết sức để giảm thiểu tác động của sự kiện không lường trước được.

Theo luật của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, các nhà bán lẻ phải chứng minh được rằng, việc giao các đơn đặt hàng sẽ là “không khả thi về mặt thương mại”. Điều này có thể không rõ ràng đối với các thương hiệu có đủ dòng tiền và doanh số thương mại điện tử vững chắc, báo cáo cho biết.

Trong khi đó, các nhà cung cấp hàng may mặc hy vọng sẽ cân bằng quyền lực có lợi cho họ, phân bổ rủi ro một cách công bằng hơn trong trường hợp có một sự gián đoạn không lường trước khác đối với hoạt động bán hàng.

"Người mua đang yêu cầu cắt giảm mạnh và chậm thanh toán nhưng nếu tôi từ chối, họ sẽ tìm đến nhà cung cấp khác", một chủ xưởng may ở Dhaka giấu tên vì sợ mất công việc kinh doanh, cho biết.

Ông nói: “Chúng ta cần một chính sách công bằng. Hoặc ngành công nghiệp may mặc sẽ không tồn tại".

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ