08/07/2019 11:17
Các nhà lãnh đạo châu Phi ra mắt khu vực thương mại tự do
Các quốc gia AU ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) và xem đây là một bước tiến vì "hòa bình và thịnh vượng ở châu Phi".
Ngày 7/7, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) đã chính thức diễn ra tại thủ đô Niamey của Niger, với sự tham dự của khoảng 4.500 đại biểu và khách mời, gồm 32 nguyên thủ quốc gia và hơn 100 bộ trưởng, theo Reuters.
Tại đây, các quốc gia AU đã chính thức ra mắt Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AfCFTA), và xem đây là một bước tiến vì "hòa bình và thịnh vượng ở châu Phi" biến lục địa này trở thành "không gian thương mại lớn nhất thế giới."
"Đôi mắt của thế giới đang hướng về châu Phi", Chủ tịch Ai Cập và Chủ tịch Liên minh châu Phi Abdel Fattah al-Sisi phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh.
"Sự thành công của AfCFTA sẽ là thử thách thực sự để đạt được sự tăng trưởng kinh tế sẽ biến người dân của chúng ta, giấc mơ về phúc lợi và chất lượng cuộc sống thành hiện thực".
Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari ký AfCFTA ở Niamey, Niger. Nguồn: Phủ Tổng thống Nigeria. |
Châu Phi hiện nay phải có nhiều việc phải làm: thương mại nội khối chỉ chiếm 17% xuất khẩu trong năm 2017 so với 59% ở châu Á và 69% ở châu Âu, và châu Phi đã bỏ lỡ sự bùng nổ kinh tế mà các khối thương mại khác đã trải qua trong nhiều thập kỷ gần đây.
Các nhà kinh tế cho rằng những thách thức đáng kể vẫn còn, trong đó cơ sở hạ tầng đờng sá còn nghèo nàn, nhiều khu vực dân cư còn bất ổn, quan liêu biên giới quá mức và tham nhũng vặt đã kìm hãm sự phát triển và hội nhập của các quốc gia Châu Phi.
Các thành viên đã cam kết loại bỏ thuế quan đối với hầu hết các hàng hóa, điều này sẽ làm tăng 15-25% giá trị thương mại trong khu vực trong trung hạn, nhưng điều này sẽ tăng hơn gấp đôi nếu các vấn đề khác được giải quyết, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) .
Châu Phi trước đó cũng đã có nhiều tổ chức thương mại cạnh tranh và chồng chéo lên nhau - ECOWAS ở phía tây, EAC ở phía đông, SADC ở phía nam và COMESA ở phía đông và phía nam.
Nhưng chỉ có EAC, chủ yếu do Kenya, đã đạt được tiến bộ đáng kể đối với một thị trường chung về hàng hóa và dịch vụ.
"Các cộng đồng kinh tế khu vực (REC) sẽ tiếp tục giao dịch với nhau như hiện tại. Vai trò của AfCFTA là tự do hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên hiện không cùng REC", Trudi Hartzenberg, giám đốc tại Tralac, một tổ chức luật thương mại có trụ sở tại Nam Phi cho biết.
Hiện tại, 55 trong số các quốc gia trên lục địa 55 đã đăng ký, nhưng chỉ khoảng một nửa trong số này đã được phê chuẩn.
"Đối với các nền kinh tế chưa phát triển nhưng tương đối phát triển như Nigeria, nơi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, lợi ích của tư cách thành viên có thể sẽ nhỏ hơn các nước khác", John Ashbourne, chuyên gia kinh tế thị trường mới nổi tại Capital Economics nói.
Các quan chức Nigeria đã bày tỏ lo ngại rằng đất nước này có thể tràn ngập hàng hóa giá rẻ, sẽ gây ra sự khó khăn trong việc phát triển kinh tế địa phương.
"Ngược lại, các nhà sản xuất Nam Phi, một trong những quốc gia phát triển nhất ở châu Phi, có thể nhanh chóng mở rộng thị trường của họ ra ngoài Tây và Bắc Phi, mang lại lợi thế cho họ so với các nhà sản xuất từ các quốc gia khác", Ashbourne nói.
Sự khác biệt lớn ở các quốc gia nằm ở sức mạnh kinh tế, một yếu tố phức tạp khác trong các cuộc đàm phán. Nigeria, Ai Cập và Nam Phi chiếm hơn 50% GDP tích lũy của Châu Phi, trong khi sáu quốc đảo có chủ quyền quốc gia chỉ chiếm khoảng 1%.
Landry Signe, một thành viên của Sáng kiến Tăng trưởng Châu Phi của Viện Brookings cho biết, "điều quan trọng là phải giải quyết những khác biệt đó để đảm bảo rằng các phương pháp đặc biệt cho các nước kém phát triển nhất được áp dụng và thực hiện thành công".
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp