Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các ngân hàng phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường

Ngân hàng

08/11/2018 12:24

Các ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với VAMC để áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu.

Ngày 7/11/, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký văn bản số 8425/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.

Cụ thể, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Rà soát, cập nhật Kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn, từ 14/8/2017 đến ngày 15/8/2022. Triển khai các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu đảm bảo kết quả xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.

Tiếp tục quán triệt chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 để nhận diện đầy đủ thực trạng nợ xấu, nhất là các khoản nợ xấu lớn, tài sản đảm bảo cho các khoản vay nợ này, khả năng thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu.

Các tổ chức tín dụng phải phối hợp chặt chẽ với Công ty VAMC để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã bán cho VAMC.

Nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018.
Nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2018.

Tích cực tìm kiếm đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ, đồng thời tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Trong 9 tháng đầu năm, nợ xấu của hàng loạt ngân hàng tăng mạnh. Điển hình, nợ xấu của Techcombank 9 tháng đầu năm tăng đến 33% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn nhóm 3 giảm 21% thì nợ nghi ngờ nhóm 4 tăng gấp đôi và nợ có khả năng mất vốn nhóm 5 tăng 31%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng lên mức 2,05% so với 1,61% hồi đầu năm.

Tương tự, nợ xấu của Ngân hàng ACB trong 9 tháng đầu năm tăng 33% so với hồi đầu năm, trong khi nợ nghi ngờ giảm 18% thì nợ có khả năng mất vốn tăng đến 60%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng lên mức 0,84% so với 0,71% hồi đầu năm.

Với TPBank, tăng trưởng tín dụng khá cao đã đi kèm với nợ xấu tại ngân hàng leo lên mức 916 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ mức 1,09% đầu năm lên 1,24% cuối tháng 9.

Nợ xấu của VIB trong 9 tháng đầu năm cũng tăng 14% so với hồi đầu năm. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 1,4 lần và 1,2 lần. Tuy nhiên dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng 14% nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay không thay đổi so với mức 2,5% hồi đầu năm.

Riêng KienlongBank, nợ xấu cũng tăng 34% so với hồi đầu năm. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng mạnh 75% và 97%. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên 1,02% so với mức 0,84% hồi đầu năm.

LienVietPostBank có lãi ròng giảm 33% so cùng kỳ năm trước trong khi đó nợ xấu lại tăng lên so với đầu năm. Cụ thể, thu nhập lãi thuần của LienVietPostBank trong quý III giảm 7%, đạt 1.266 tỷ đồng. Trong khi đó, LienVietPostBank lại tiếp tục lỗ thuần hơn 21 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, hoạt động khác lỗ hơn 57 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý III, tổng nợ xấu của LienVietPostBank tăng 42% so với thời điểm đầu năm, ở mức 1.524 tỷ đồng. Trong đó nợ nhóm 3 và 4 tăng đáng kể, nợ nhóm 5 giảm 19%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên 1,32% từ con số 1,07% hồi đầu năm. Trong khi mục tiêu năm 2018 của LienVietPostBank là giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement