Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các hãng bay kiến nghị gói hỗ trợ tài chính 25.000 - 27.000 tỷ đồng

Doanh nghiệp

23/01/2021 00:12

Thủ tướng vừa giao Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành xem xét kiến nghị hỗ trợ vượt khó vì COVID-19 của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn (số 486/VPCP-CN), truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam.

Trước mắt, đề xuất của Hiệp hội này là tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

hang-hang-khong-kien-nghi-goi-tai-chinh-25.000-ty-dong.gif

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không, ngành hàng không có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, thúc đẩy hội nhập văn hóa, phát triển kinh tế, chính trị. Vận tải hàng không trong nước và khu vực đã tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây.

Năm 2019, ngành đã vận chuyển hơn 136 triệu hành khách, năng lực điều hành bay không ngừng nâng cao (hơn 900.000 chuyến bay).

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã gây rối loạn hoạt động kinh tế, ảnh hưởng đời sống xã hội, làm tê liệt ngành hàng không Việt Nam và thế giới. Bộ Giao thông Vận tải dự báo ngành hàng không vẫn tiếp tục đứng trước khó khăn to lớn, khi dịch bệnh trên thế giới chưa được kiểm soát.

Trong tháng 12/2020, Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam đã đề xuất Chính phủ tập trung một số chính sách đặc thù hỗ trợ ngành hàng không phục hồi sau đại dịch, như nhanh chóng ban hành các quy định về quy trình, thủ tục thực hiện các chuyến bay trong nước và quốc tế; giảm sâu hơn thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không. Mức đề xuất giảm ít nhất là giảm 70% so với mức 30% hiện nay, và kéo dài thời gian áp dụng giảm tới hết năm 2021.

Cùng với đó, Hiệp hội cũng đề xuất kéo dài thời gian giảm giá dịch vụ đối với các hãng hàng không và nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ hoạt động bay (các cảng hàng không, các doanh nghiệp quản lý/ điều hành bay, …) tới giữa năm hoặc cuối năm 2021, tuỳ tình hình dịch bệnh.

Đề xuất đáng chú ý là gói hỗ trợ tài chính được Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam đưa ra từ tháng 8/2020. Ở thời điểm đó, ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội, cho biết tất cả các hãng hàng không đều rơi vào cảnh suy kiệt dòng tiền nghiêm trọng, rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành.

hang-bay-kien-nghi-vay-den-25.000-ty(2).jpg
Hiện mới chỉ có Vietnam Airline được "giải cứu" sau những thiệt hại nặng nề của đại dịch COVID-19. Ảnh: VietnamNet

Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam đã đề nghị Thủ tướng tạo điều kiện cho các hãng hàng không được vay gói tín dụng 25.000 - 27.000 tỷ đồng, do Chính phủ hỗ trợ lãi suất trong thời hạn 3 - 4 năm.

Theo hiệp hội, cả 3 hãng hàng không lớn là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways đều kiến nghị có thêm các chính sách hỗ trợ, đặc biệt đề xuất tiếp cận các khoản vay quy mô lớn, lãi suất 0%, để có thể vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đồng thời được giảm 50% các loại phí dịch vụ hàng không thuộc thẩm quyền của ACV.

Thực tế, từ 1/3, ACV sau đó đã miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng đang sử dụng dịch vụ tại các cảng hàng không của ACV. Gồm 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được ACV miễn, giảm giá từ 10 - 50%. Riêng dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng, đối với các hãng hàng không dừng bay sẽ giảm 100%, còn các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm 30%.

Các dịch vụ trên được miễn, giảm giá từ ngày 1/3/2020 đến hết tháng 8/2020.

Vào cuối tháng 11/2020, tại Hội thảo khoa học quốc gia “Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành Hàng không Việt Nam, cũng do Hiệp hội tổ chức, các hãng hàng không tiếp tục kiến nghị Chính phủ tăng cường giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hàng không, như giảm 50% phí cất hạ cánh, giảm giá dịch vụ điều hành bay nội địa, giảm thuế môi trường giá xăng từ 3.000 đồng/lít xuống 900 đồng/lít đến hết năm 2021, miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, phụ tùng vật tư thiết bị... và cho vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi để có tiền hoạt động.

Đại diện Vietjet cho biết đại dịch COVID-19 khiến hãng đã phải bán nhiều tài sản tích lũy trong nhiều năm hoạt động để giảm thua lỗ. Vietjet mong muốn có khoản vay trong 3-5 năm từ nguồn tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại, để vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Lãnh đạo hãng bay này cho biết ước tính Vietjet Air thiếu hụt 7.000 - 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Lãnh đạo Bamboo Airways cũng cho biết đã kiến nghị hỗ trợ lên nhiều cấp được hỗ trợ bằng hình thức cho vay tái cấp vốn cho các hãng hàng không. Các hãng đi vay trực tiếp từ ngân hàng thương mại với lãi suất 2-3%, thời hạn vay 2-3 năm và đảm bảo bằng tài sản.

Hiện chỉ có Vietnam Airline được "giải cứu". Vào ngày 8/1 vừa qua, Chính phủ đã có nghị quyết cho phép Vietnam Airlines  tiếp cận khoản vay ưu đãi 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, để bổ sung vốn theo nghị quyết của Quốc hội.

Chính phủ cũng giao Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, để tăng vốn điều lệ , với 8.000 tỷ đồng.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement