Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các công ty công nghệ Trung Quốc sẽ đảm nhận nhiệm vụ chưa từng có

Khoa học - Công nghệ

08/03/2021 10:47

Theo SCMP, các doanh nghiệp công nghệ tham gia buổi đại hội chính trị lớn nhất hàng năm của Trung Quốc vào tuần tới sẽ phải chịu áp lực từ cả hai phía khi mà Bắc Kinh vừa đẩy mạnh thực hiện các chiến lược độc lập về công nghệ vừa tăng cường giám sát đối với hoạt động kinh doanh của họ.
news

Nguồn tin nội bộ cho biết rằng cuộc họp thường niên năm nay còn có một tên gọi không chính thức khác là "cuộc họp hai phiên". Hội nghị này mang ý nghĩa rất lớn vì nó không chỉ là phiên họp khởi động cho kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc mà còn kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản nước này. Bên cạnh đó, đây còn là sự kiện đầu tiên quy tụ giới công nghệ của Trung Quốc kể từ khi các cơ quan quản lý chống độc quyền ở đất nước tỷ dân bắt đầu điều tra các tập đoàn công nghệ về hành vi thị trường của họ vào tháng 11 năm ngoái.

Trước đó, hàng loạt các cuộc điều tra, bao gồm cả các hình phạt tài chính và khiển trách, đã khiến nhiều ông lớn công nghệ bị hạn chế hoạt động kinh doanh.

Một môi trường kinh doanh với sự quản lý chặt chẽ hơn và sự can thiệp nhiều hơn từ chính quyền Bắc Kinh đặt ra một câu hỏi liệu những ngày thống trị của Big Tech sẽ còn tiếp diễn được bao lâu sau nhiều thập kỷ tăng trưởng chóng mặt mà không bị vướng phải sự giám sát nghiêm ngặt giống như các ngành công nghiệp truyền thống.

Các ông chủ Big Tech, trong đó có thể kể đến như người sáng lập Tencent Holdings, Pony Ma, người sáng lập Baidu, Robin Li hay Chủ tịch Xiaomi Lei Jun, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số đại biểu tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, nhưng với bản lĩnh, tiềm lực tài chính khổng lồ và sự nổi tiếng của mình thì giới chuyên gia nhận định quan điểm từ phía họ chắc chắn sẽ có sức nặng hơn 5.000 đại biểu khác. Ngoài ra, bất cứ ai vắng mặt tại buổi họp đều phải trình bày lý do chính đáng và công khai. Kể từ lúc được bầu cử làm đại biểu vào năm 2013, lãnh đạo của Baidu luôn tham dự sự kiện này hàng năm, trong khi đó, Jack Ma lại vắng mặt vào năm 2014 và năm ngoái do các vấn đề về sức khỏe.

Phát ngôn viên của Tencent, Xiaomi và Baidu đều không trả lời các yêu cầu bình luận của SCMP về thông tin đại hội lần này.

Các cuộc họp như vậy thường được biết đến như một sự kiện chính trị, nơi mà các đại biểu sẽ trao đổi và thảo luận để tìm hướng giải quyết cho nhiều vấn đề cấp bách trong nước. Vì tính chất đặc biệt quan trọng của nó cho nên sự tham gia của các lãnh đạo công nghệ hàng đầu như Ma, Li và Lei vào hội nghị này trong những năm gần đây chứng tỏ rằng Bắc Kinh đang thừa nhận vai trò của của các công ty công nghệ tư nhân đối với sự phát triển của Trung Quốc. Cụ thể, trong cuộc họp các đại biểu của giới công nghệ sẽ được yêu cầu đưa ra các đề xuất chính sách giúp cải thiện đời sống của người dân và thể hiện trách nhiệm của họ đối với đất nước. Bên cạnh sự góp mặt của các ông lớn như Tencent, Baidu hay Xiaomi thì còn có nhiều đại biểu công nghệ khác gồm Chủ tịch Qihoo 360 Zhou Hongyi, Chủ tịch NetEase William Ding Lei, Giám đốc điều hành Sogou Wang Xiaochuan và người sáng lập Sequoia Capital Neil Shen, một trong những công ty đầu tư thành công nhất Trung Quốc.

Ông Lu nhận định rằng các các nhà lãnh đạo nhiều khả năng sẽ tập trung vào cam kết hỗ trợ các lĩnh vực như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử vì đây là những mảng quan trọng được Bắc Kinh chú trọng phát triển trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Theo các nhà các phân tích, các đại biểu công nghệ phải là người chủ động thực hiện những động thái trong nỗ lực phát triển Trung Quốc cũng như thể hiện lòng trung thành với các chính sách của nước này sau khi rời khỏi buổi họp.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này đang trở nên khó khăn hơn khi trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung vẫn diễn biến rất căng thẳng. Việc các chính phủ nước ngoài theo dõi sự kiện chính trị hàng đầu của Bắc Kinh là một dấu hiệu cho thấy dường như vẫn tồn tại một ranh giới không rõ ràng giữa nhà nước Trung Quốc và khu vực công nghệ tư nhân, một thực tế có thể cản trở kế hoạch mở rộng toàn cầu của họ vào thời điểm mà các mối lo ngại về ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với an ninh Washington chưa chấm dứt.

Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun được giới truyền thông phỏng vấn khi đến Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) lần thứ 13 ở Bắc Kinh vào ngày 5/3/2019

Theo đó, ông Lu dự đoán rằng chính quyền Biden sẽ hướng sự chú ý đặc biệt vào hội nghị này vì họ coi đây như một bằng chứng về sự hợp nhất giữa chính phủ và các công ty tư nhân ở Trung Quốc.Ông nói: "Chính phủ Trung Quốc sẽ gặp khó khăn nếu cố thể hiện rằng họ có thể kiểm soát mọi thứ, kể cả về công nghệ trước các khán giả quốc tế. Thay vào đó, Bắc Kinh nên hợp tác với các nhà lãnh đạo công nghệ Trung Quốc, vốn được xem như một phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc".

Vào năm 2018, khi được phóng viên BBC đặt cầu hỏi về quyết định bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ và cho phép Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại vị vô thời hạn, Chủ tịch Xiaomi Lei Jun đáp lại rằng: "Xin lỗi, xin lỗi, tôi không thể tiết lộ". Đầu năm nay, Xiaomi cũng bất ngờ bị liệt vào danh sách cấm vận của Mỹ do nghi ngờ có liên hệ với quân đội Trung Quốc.

Một thách thức khác trong cuộc họp hai phiên của Trung Quốc là sự vắng mặt của nhiều ông lớn công nghệ mới nổi, điều này xuất phát từ cơ chế mỗi 5 năm mới bầu đại biểu mới một lần. Các chuyên gia nhận xét rằng đây là một hình thức không phù hợp trong bối cảnh ngành công nghệ toàn cầu nói chung và Trung Quốc nói riêng đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Trong sự kiện lần này, không ai trong thế hệ CEO trẻ tuổi của công nghệ Trung Quốc, chẳng hạn như Zhang Yiming của ByteDance, Wang Xing của Meituan, Colin Huang của Pinduoduo và Su Hua của Kuaishou có thể góp mặt. Ngoài ra, có thể kể đến các trường hợp không tham dự đáng chú ý gồm nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Huawei Technologies Co, Nhậm Chính Phi, một doanh nhân từ lâu đã gây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền trung ương và Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba Group Holding, người từng nói với nhân viên của mình rằng "có mối quan hệ mật thiết với chính phủ nhưng không gắn bó lâu dài với họ".

Đến hiện tại, có thể nói gã khổng lồ viễn thông Huawei đã gặp không ít khó khăn khi phải vất vả đấu tranh trong gần 2 năm để tồn tại trước những hạn chế thương mại từ Mỹ. Và vào tháng 6 năm ngoái, những thách thức tương tự cũng xuất hiện đối với công ty bảo mật Internet Qihoo 360 của Trung Quốc sau khi Bộ Thương mại Mỹ xếp họ vào danh sách "công ty quân sự của Trung Quốc", điều này khiến Qihoo 360 bị cấm giao dịch và nhập các sản phẩm cũng như dịch vụ từ các công ty Mỹ, sử dụng công nghệ Mỹ. Về phía Xiaomi, hãng smartphone Trung Quốc này đã nộp đơn kiện lên tòa án Mỹ trong động thái thách thức ngược lại lệnh cấm đầu tư từ phía Washington. Cuối cùng, các lệnh cấm mà cựu chính quyền Trump áp đặt lên các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc phổ biến như WeChat của Tencent vẫn được chính quyền Biden duy trì và giữ nguyên.

Mặc dù Jack Ma chưa bao giờ là thành viên chính thức của NPC hay CPPCC (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn có thể gây tác động nhất định lên công ty của ông. Điển hình, vào cuối tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố sẽ dừng việc chào bán lần đầu công ty con Ant Group của Alibaba, sự kiện này khiến các biểu công nghệ tham dự hội nghị năm nay tỏ ra khá e ngại.

Sun Xin, giáo sư đang giảng dạy về Kinh doanh Trung Quốc và Đông Á tại Đại học Hoàng đế Luân Đôn (King's College London), nhận xét rằng các đại biểu "lẽ ra phải học được một bài học từ vụ việc của Jack Ma". Tuy nhiên, SCMP cho rằng lý do những giám đốc điều hành của các công ty công nghệ Trung Quốc này không thể đưa ra ý kiến phản bác về chính sách quản lý chặt chẽ của chính quyền Bắc Kinh bởi vì họ nhận thức được đây không phải là thời điểm để gây nên sự chia rẽ.

Vào tháng 10/2020, trước khi Ant Group niêm yết tất cả cổ phiếu ​​trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Hồng Kông, Jack Ma đã không nhận được ủng hộ sau khi ông đặt câu hỏi về các quy định tài chính của Trung Quốc trong một bài phát biểu trước công chúng ở Thượng Hải.Đây là nguyên nhân chính khiến việc chào bán cổ phiếu bị hủy bỏ vào phút cuối sau khi các cơ quan quản lý can thiệp. Sau vụ việc này, các nhà chức trách Trung Quốc đã đưa ra một loạt quy định mới nhằm giới hạn tác động của lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech). Tiếp theo sau đó là thêm nhiều cuộc đàn áp chống độc quyền quy mô lớn đối với các hoạt động độc quyền của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.Cơ quan giám sát chống độc quyền của Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền chính thức nhắm vào Alibaba nay thời điểm Giáng sinh năm ngoái.

Sau bài phát biểu tại Thượng Hải, Jack Ma đã không xuất hiện trên truyền thông liên tiếp trong gần 3 tháng cho đến đầu năm nay, vào khoảng tháng 1, ông có mặt trong một video và chia sẻ rằng các doanh nhân công nghệ Trung Quốc phải dốc hết sức lực để đạt được tầm nhìn của đất nước trong kế hoạch "nâng cấp khu vực nông thôn và thịnh vượng chung của nền kinh tế". Sun cho biết rằng với tư cách là thành viên của CPPCC hoặc NPC, các ông chủ công nghệ sẽ được hưởng nhiều đặc quyền chưa từng có như việc có thể giao lưu để giao lưu với các nhà hoạch định chính sách hàng đầu, các quan chức và giới tinh hoa khác, tạo cơ hội giúp họ vận động hành lang và đưa ra các quyết định có lợi cho chính công ty của mình.

Người sáng lập Sequoia Capital, Neil Shen, một trong những đại biểu công nghệ góp mặt, là một trong những nhà đầu tư mạo hiểm thành công nhất Trung Quốc

Ví dụ, các đề xuất ủy quyền từ các ông chủ công nghệ thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh doanh của họ và thường phù hợp với các thông báo mới nhất của chính phủ về các chương trình phát triển mới.Năm ngoái, Pond Ma, người đứng đầu tập đoàn Tencent đã đề nghị đẩy nhanh việc xây dựng chiến lược Internet công nghiệp quốc gia - một mục tiêu phù hợp với chiến lược của chính công ty.Ông cũng đề xuất phát triển "bệnh viện thông minh" - một trọng tâm kinh doanh khác của Tencent - để giúp giảm bớt gánh nặng cho nhân viên y tế trong một cuộc khủng hoảng y tế công cộng như Covid-19.

Robin Li, người đứng đầu tập đoàn Baidu, công ty đã bắt đầu tập trung vào nghiên cứu AI vài năm trước, đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ các chương trình AI tạihội nghị đảng Trung Quốc. Năm ngoái, ông còn nêu rõ rằng Trung Quốc nên tăng cường nỗ lực phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực AI cũng như giao thông thông minh nếu muốn dẫn đầu xu thế công nghệ tương lai.Baidu hiện là công ty đi đầu trong lĩnh vực lái xe tự hành của Trung Quốc. Vào tháng 4/2020, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã đưa AI và Internet công nghiệp vào danh sách các cơ sở hạ tầng mới sẽ được phát triển.

Chưa dừng lại ở đó, Chủ tịch Xiaomi Lei Jun, một người có sự thích thú đặc biệt với công nghệ không gian, đã thành lập một công ty hàng không vũ trụ tư nhân có tên Galaxy Space có trụ sở tại Bắc Kinh. Năm ngoái, công ty này đã đề xuất phát triển công nghệ Internet vệ tinh với mục tiêu có thể phủ sóng Internet đến mọi ngóc ngách, những nơi mà các nhà mạng truyền thống chưa đủ khả năng để cung cấp, chẳng hạn như các khu vực xa xôi, miền núi, tàu ngầm hay máy bay.Đề xuất của Lei Jun được đưa ra sau khi Trung Quốc thêm Internet vệ tinh vào danh sách các ngành cơ sở hạ tầng mới sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ chính phủ.

Li Yi, trưởng nhóm nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, nói rằng mặc dù các đại biểu công nghệ Trung Quốc được bầu và được tham dự sự kiện chính trị lớn nhất cả nước nhưng quyền hạn của họ đối với việc thay đổi các chính sách và quy trình xây dựng luật vẫn còn rất hạn chế. Giáo sư Sun đồng ý và nói rằng các doanh nhân công nghệ, giống như hầu hết các đại biểu NPC và thành viên CPPCC khác, gần như không thể làm gì đối với "chính sách độc lập của chính phủ Trung Quốc". Sun Xin nói thêm rằng những ý kiến cá nhân từ họ chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải động lực chính trong các chiến lược đổi mới của Trung Quốc.

Sun kết luận: "Quá trình xây dựng luật cuối cùng vẫn sẽ bị chi phối bởi nhà nước.Nếu có trường hợp mà các đề xuất của CEO công nghệ trở thành chính sách thực tế, nó thực sự là một sự kiện lịch sử và có nhiều khả năng là chính sách họ đưa ra trùng khớp với những gì mà các cơ quan chính phủ đã hoạch định trước đó".

Khi Trung Quốc tăng cường tham vọng trở thành mộtnhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu và coi lĩnh vực công nghệ như một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, các cơ quan tư vấn kinh tế hàng đầu đã chào đón một loạt các gương mặt thành viên mới từ giới công nghệ trong những năm gần đây. Năm 2018, hầu như mọi thành viên mới trong nhóm kinh doanh của CPPCC đều đến từ lĩnh vực công nghệ, nổi bật là sự tham gia của Chủ tịch Qihoo 360 Zhou Hongyi, nhà lãnh đạo đã ủng hộ việc bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Trung Quốc và Chủ tịch NetEase William Ding Lei, doanh nhân đã xây dựng nhiều dự án công nghệ đổi mới nền giáo dục gồm việc đưa mã hóa vào chương trình giảng dạy ở các trường công.

Các nhà phân tích nhận định rằng các đại biểu công nghệ sẽ có nhiều lợi thế với tư cách là thành viên chính thức trong tổ chức chính trị của Bắc Kinh, ngay cả khi tính đến sự giám sát kỹ lưỡng từ nước ngoài.Mặc dù vẫn còn phải theo dõi liệu xem chính quyền Biden sẽ giải thích mối liên hệ chính trị giữa các công ty tư nhân Trung Quốc và Đảng Cộng sản như thế nào, nhưng ông Sun cho biết không có ông lớn công nghệ nào ở Trung Quốc có đủ khả năng để thách thức các yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh. Cuối cùng, ông Li chứng minh rằng Xiaomi sẽ không trở thành trở ngại đối với tham vọng toàn cầu của các doanh nhân công nghệ Trung Quốc vì nguồn gốc căng thẳng giữa Trung-Mỹ là xuất phát từ ý thức hệ của Mỹ. Li nói: "Mỹ sẽ không cho phép bất kỳ ai thách thức quyền bá chủ của mình và xung đột ý thức hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không thay đổi với một chính quyền mới".

Chí Tôn
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement