Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cả Vinasun lẫn Grab đều kháng cáo quyết định của Toà án

Phân tích

17/01/2019 16:38

Sau khi Grab kháng cáo, nói Tòa vi phạm thủ tục tố tụng, không có thẩm quyền xét xử vụ án thì tới Vinasun kháng cáo, đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam-Vinasun (VNS) vừa có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân TP.HCM. Trong đơn kháng cáo, Vinasun đề nghị toà án cấp phúc thẩm buộc Công ty TNHH Grab phải bồi thường thêm 36,3 tỷ đồng cho Vinasun.

Cụ thể, Vinasun cáo buộc Grab khi tham gia vào thị trường Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam về Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử. Đồng thời, có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống, trong đó có Vinasun. Từ đó, Vinasun yêu cầu Grab bồi thường 41,2 tỷ đồng.

Toà án Nhân dân TP.HCM tuyên, cả bị đơn lẫn nguyên đơn đều kháng cáo bản án ngày 28/12/2018.
Toà án Nhân dân TP.HCM tuyên, cả bị đơn lẫn nguyên đơn đều kháng cáo bản án ngày 28/12/2018.

Ngày 28/12/2018, Toà án Nhân dân TPHCM đã tuyên phán quyết đối với vụ kiện. Theo Hội đồng xét xử, Grab có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Trong thời gian thực hiện Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, Grab vi phạm Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và vi phạm các quy định pháp luật khác.

Theo Đề án 24, Grab chỉ được phép cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ kết nối. Thế nhưng, trên thực tế Grab trực tiếp hoạt động kinh doanh vận tải taxi qua việc trực tiếp điều hành, điều xe, thưởng điểm tài xế nhằm chiêu mộ lái xe, phạt tài xế… 

Khi gia nhập thị trường Việt Nam, với những hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh vận tải, Grab đã tạo ra sự dịch chuyển doanh thu, khách hàng, lao động từ Vinasun qua Grab nên đã gây thiệt hại thực tế cho Vinasun. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thiệt hại của Vinasun; đồng thời Vinasun không thể tách biệt được thiệt hại nào do Grab và thiệt hại nào do các nhân tố khác gây ra. 

Vì vậy, hội đồng xét xử chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên Grab phải bồi thường cho Vinasun 4,85 tỷ đồng. Không đồng ý phán quyết trên, Vinasun kháng cáo đề nghị Toà án cấp phúc thẩm buộc Grab bồi thường số tiền còn lại.

Trước đó, Grab cũng gửi đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm ngày 28/12/2018 của Toà án Nhân dân TP.HCM về giải quyết vụ việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam-VinaSun.

Theo đó, Grab quan ngại về việc, cho đến thời điểm làm đơn kháng cáo này, đã quá thời hạn Toà án Nhân dân TP.HCM phải gửi bản án sơ thẩm cho Grab nhưng doanh nghiệp này vẫn chưa nhận được bản án sơ thẩm, trong khi Grab đã nhiều lần liên hệ với Toà án Nhân dân TP.HCM về việc này.

Trong đơn, Grab kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm. Cụ thể, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 311 Bộ Luật dân sự vì Toà án Nhân dân TP.HCM không có thẩm quyền giải quyết Vụ án này.

Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm không đình chỉ giải quyết vụ án, thì cần sửa bản án sơ thẩm để xác định Grab không kinh doanh vận tải, không vi phạm Quyết định 24, Nghị định 86 và bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun vì Grab không có vi phạm đối với Vinasun. Vinasun không chứng minh được thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của Grab và thiệt hại nếu có của Vinasun.

Cả Vinasun lẫn Grab đều cho rằng, bản án sơ thẩm không thoả đáng.
Cả Vinasun lẫn Grab đều cho rằng, bản án sơ thẩm không thoả đáng.

Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án Nhân dân TP.HCM giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung vì Toà án Nhân dân TP.HCM đã có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Grab. 

Theo đại diện của Grab, doanh nghiệp này nộp đơn kháng cáo vì Tòa án Nhân dân TP.HCM đã vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng.

Bao gồm không có thẩm quyền xét xử vụ án, đưa ra bản án vượt quá phạm vi khởi kiện yêu cầu bồi thường, không triệu tập nhân chứng tham dự các phiên xét xử theo yêu cầu của Grab với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan và không triệu tập Cửu Long để giải thích và làm rõ những mâu thuẫn trong báo cáo đánh giá thiệt hại của mình dù Cửu Long là thẩm định viên được Tòa chỉ định.

Tòa án Nhân dân TP.HCM không đánh giá đầy đủ, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án khi nhận định Grab kinh doanh vận tải mà phớt lờ ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải tại chính phụ lục đính kèm Quyết định 24 rằng Grab chỉ cung cấp dịch vụ công nghệ, mang tính hỗ trợ cho đơn vị vận tải trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các đơn vị kinh doanh vận tải.

Tòa án Nhân dân TP HCM đã bác yêu cầu giám định lại của Grab để dựa vào kết luận giám định không khách quan, không chính xác và đầu sai sót về mặt kỹ thuật của công ty giám định do Toà án Nhân dân TP.HCM chỉ định. 

Phía Grab cũng cho rằng, Toà án Nhân dân TP.HCM quyết định không đúng pháp luật trong các vấn đề như áp đặt các quy định về kinh doanh vận tải đối với Grab là không đúng pháp luật và áp dụng không đúng các quy định tại Quyết định 24.

Toà án Nhân dân TP.HCM quyết định không đúng pháp luật trong việc xác định thiệt hại của Vinasun vì chi phí xe nằm bãi và giảm giá trị vốn hóa thị trường không phải thiệt hại thực tế của Vinasun. 

Toà án Nhân dân TP.HCM quyết định không đúng pháp luật khi xác định là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của Grab và thiệt hại của VinaSun. Trong khi trên thực tế, thiệt hại của Vinasun do nhiều nguyên nhân khác gây ra.

PHI LONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement