Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cá nhân và tổ chức trong nước tập trung gom 'hàng' trong tuần khối ngoại đẩy mạnh bán ròng

Chứng khoán

19/09/2021 10:06

Cá nhân trong nước mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp trên HoSE với giá trị đạt 1.606 tỷ đồng.

Kết thúc tuần giao dịch từ 13-17/9, VN-Index tiếp tục tăng 7,33 điểm (0,54%) so với tuần trước lên 1.352,64 điểm. HNX-Index tăng 7,92 điểm (2,26%) lên 357,97 điểm. UPCoM-Index tăng 1,99 điểm (2,09%) lên 97,4 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước đó, tổng giá trị giao dịch trung bình đạt 26.845 tỷ đồng/phiên, giảm 3,4%. Trong đó, giá trị khớp lệnh trung bình 24.862 tỷ đồng/phiên, giảm 4%.

Tâm điểm của thị trường trong tuần giao dịch vừa qua là việc khối ngoại bán ròng rất mạnh. Trong khi đó, cá nhân cũng như tổ chức trong nước hấp thụ toàn bộ lượng bán ròng của khối ngoại và giúp giữ vững sự tích cực của thị trường chung.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ FiinPro, cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp trên HoSE nhưng giá trị giảm 65% so với phiên trước và đạt 1.606 tỷ đồng (hầu hết đến từ giao dịch khớp lệnh). Tính chung cả 3 tuần vừa qua, dòng vốn này mua ròng tổng cộng 8.424 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

VIC là cái tên được cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất với 1.508 tỷ đồng. Đáng chú ý cả 4 cái tên đứng đầu trong danh sách mua ròng đều thuộc về nhóm bất động sản. NVL, VHM và KDH đứng sau về giá trị mua ròng với lần lượt 310 tỷ đồng, 188 tỷ đồng và 167 tỷ đồng. Chiều ngược lại, TPB bị bán ròng mạnh nhất với 438 tỷ đồng. HPG đứng sau với giá trị bán ròng là 358 tỷ đồng. VND và MSN đều bị bán ròng trên 170 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước mua ròng trở lại 2.614 tỷ đồng trên HoSE sau 2 tuần bán ròng liên tiếp trước đó, trong đó, cả tổ chức (không gồm tự doanh) và khối tự doanh đều mua ròng. Đối với tổ chức trong nước (không gồm tự doanh), họ mua ròng trở lại 1.594 tỷ đồng, trong đó 1.109 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

HPG đứng đầu về giá trị mua ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) với 581 tỷ đồng. TPB và KBC được mua ròng lần lượt 442 tỷ đồng và 207 tỷ đồng. Trong khi đó, KDH bị bán ròng mạnh nhất với 266 tỷ đồng. VPI và NVL cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Đối với khối tự doanh, dòng vốn này mua ròng là 1.020 tỷ đồng. Đây cũng là tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp cũng như là mạnh nhất kể từ giữa tháng 1 (11-15/1). Nếu chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng 1.012 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Khối tự doanh mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUEVFVND với 380 tỷ đồng. MSN đứng sau với giá trị mua ròng là 198 tỷ đồng. HPG và KDH được mua ròng lần lượt 71 tỷ đồng và 69 tỷ đồng. Trong khi đó, BID bị bán ròng mạnh nhất với 27 tỷ đồng. NKG và GMD bị bán ròng lần lượt 15 tỷ đồng và 12 tỷ đồng.

Giao dịch của khối ngoại là điểm trừ của thị trường chứng khoán trong tuần từ 13-17/9. Dòng vốn này có tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp ở HoSE với giá trị tăng 47% so với phiên trước và ở mức 4.222 tỷ đồng. Tính chung cả 6 tuần qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 17.139 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

VIC là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất tuần qua với hơn 1.550 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND bị bán ròng 366 tỷ đồng. HPG và VCB đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 294 tỷ đồng và 271 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VND đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 173 tỷ đồng. SAB đứng sau với 132 tỷ đồng.

BÌNH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement