Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi được nâng hạng

Chứng khoán

23/01/2024 18:33

Khi được nâng hạng, thị trường chứng khoán (TTCK) có khả năng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư thụ động như các quỹ đầu tư theo các chỉ số của các tổ chức uy tín trên thế giới như MSCI, FTSE Russell…

Ngay thời điểm cuối năm 2023, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển TTCK ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập. Trong đó, có mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2025 nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng TTCK của các tổ chức quốc tế.

Khi được nâng hạng, TTCK có khả năng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư thụ động (hình thức đầu tư này ngày càng phổ biến hơn trên thế giới), như các quỹ đầu tư theo các chỉ số của các tổ chức uy tín trên thế giới như MSCI, FTSE Russell… Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển bền vững của thị trường trong dài hạn.

Kịch bản nâng hạng tích cực nhất được kỳ vọng cho năm 2024 là có thể FTSE Russell nâng hạng thị trường Việt Nam lên Secondary Emerging Market (EM) vào tháng 9 và trong khi vào tháng 5 thì có lẽ MSCI vẫn sẽ chưa có sự thay đổi về xếp hạng thị trường đối với Việt Nam.

Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi được nâng hạng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng CTCP Chứng khoán SSI chia sẻ, với các quỹ đầu tư thụ động, tính đến cuối năm 2023 quy mô của các quỹ thị trường mới nổi sử dụng chỉ số của FTSE Russell vào khoảng 93 tỷ USD. 

Nếu giả định tỷ trọng thị trường Việt Nam tạm tính tương đương với thị trường Kuwait (0,9%) thì ước tính dòng tiền vào khoảng 0,8 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường Việt Nam qua các quỹ này trong thời điểm lên hạng vào năm 2025, theo TPO.

Với các quỹ đầu tư chủ động, theo thông tin trao đổi với đại diện FTSE Russell thì thông thường quy mô sẽ gấp khoảng 5 lần quỹ thụ động. Nếu tiếp tục giả định sau khi lên hạng Việt Nam có tỷ trọng khoảng 0,8% ở các quỹ chủ động đầu tư vào thị trường mới nổi, và trừ đi tỷ trọng hiện tại khoảng 0,4%, thì quy mô đầu tư thêm sẽ là khoảng 1,8 tỷ USD. Như vậy tổng dòng vốn từ cả quỹ thụ động và chủ động sẽ lên tới 2,6 tỷ USD.

Kì vọng nâng hạng có thể rõ ràng hơn trong năm 2024, khi mà các năm trước và đặc biệt là 2023, Chính phủ đã cho thấy sự quyết tâm cao độ trong việc nâng hạng thị trường và cũng là cơ sở để các hệ thống, cơ chế giao dịch chứng khoán, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2024. Theo đó, đây là chất xúc tác đáng chú ý cho thị trường 2024 – mà trong nhiều báo cáo chiến lược 2024 của các CTCK đều nhắc đến.

Nhiều thống kê trước đó đều cho thấy, giai đoạn thị trường tăng điểm mạnh (có thể từ 30 đến 40%) diễn ra ở giai đoạn tham vấn nâng hạng đến khi chính thức và thực thi nâng hạng. Bất cứ sự chuyển động khả quan nào từ kết quả đánh giá thị trường của MSCI và FTSE đều có thể kích thích thị trường tiếp nối đà tăng.

Chia sẻ về tiến độ thực hiện mục tiêu nâng hạng TTCK trước năm 2025, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là mục tiêu lớn TTCK Việt Nam đang hướng tới. 

Theo kết quả phân hạng thị trường tại Báo cáo rà soát mới nhất tháng 9/2023, FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp. 

Trong thời gian qua, UBCKNN đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, các tổ chức xếp hạng quốc tế và các thành viên thị trường để cùng nghiên cứu, đề xuất giải pháp, tháo gỡ các nội dung còn vướng mắc trong công tác nâng hạng của TTCK Việt Nam.

Đối với nội dung ký quỹ trước giao dịch (prefunding), UBCKNN đã cùng các đơn vị liên quan, thành viên thị trường nghiên cứu giải pháp đối với vấn đề này, đồng thời chủ động rà soát các văn bản pháp luật về chứng khoán để trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để kịp thời đáp ứng tiến độ. Về trung hạn, việc triển khai hoạt động bù trừ thanh toán theo mô hình Đối tác Bù trừ trung tâm (CCP) là giải pháp cần thiết để giải quyết prefunding.

Đối với nội dung tỷ lệ sở hữu nước ngoài, Bộ Tài chính (UBCKNN) đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các ngành nghề giới hạn tỷ lệ tham gia của nước ngoài; công bố công khai thông tin về danh mục các ngành nghề có giới hạn và tỷ lệ cụ thể của từng ngành để các nhà dầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin; xem xét ý kiến của các tổ chức đầu tư về việc giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài chỉ nên thực hiện với các ngành nghề mang tính chiến lược, trọng yếu, liên quan đến an ninh quốc phòng…

Hiện nay, UBCKNN đang rà soát và sửa nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán để yêu cầu các tổ chức niêm yết tự rà soát và đăng ký tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài thay vì các tổ chức niêm yết làm đơn lẻ hiện nay, theo HQ Online.

Với những nỗ lực trên, trước mắt, UBCKNN hướng tới đáp ứng tiêu chí nâng hạng của FTSE Russell lên thị trường mới nổi thứ cấp, tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp để nâng hạng thị trường theo lộ trình đã đặt ra.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement