Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bốn việc bạn làm phá hỏng tương lai của con mà không nhận ra

Sức khỏe

18/05/2017 07:00

So sánh các con với nhau, làm tấm gương xấu trước mặt con, không công bằng khi áp dụng các hình phạt...

1. So sánh các con với nhau

Bạn có thể yêu các con như nhau nhưng nếu một đứa đạt thành tích nhiều hơn những đứa khác, bạn thường có xu hướng giới thiệu đứa trẻ này với mọi người nhiều hơn anh chị em của chúng. Điều này có thể vô tình tác động xấu lên đứa trẻ không có thành tích gì.

Ví dụ, bạn có thể nói: “Đây là con gái cả của tôi, cháu mới đạt giải nhất cuộc thi âm nhạc, cháu được việc lắm và kia là con út".

Ảnh:drkaylenehenderson.

Đây là một sự sỉ nhục rất tinh vi, hạ thấp tinh thần của những đứa trẻ khác. "Cha mẹ mắc lỗi nhưng hầu như không nhận ra điều này', tiến sĩ Carandang nhận xét. "trong khi đó, bọn trẻ lại rất để ý".

2. Dán nhãn

Bạn nghĩ việc sử dụng biệt danh xấu - như ngu đần, lười biếng - là vô hại nhưng thực tế nó cũng có thể tạo ra vết sẹo trong cuộc đời con bạn nếu sử dụng quá thường xuyên. Gán cho trẻ những cái tên xấu xí quá có thể nguy hại nghiêm trọng đến sự tự tin của trẻ.

Theo tiến sĩ Carandang, sử dụng những cái nhãn như thế có thể khiến trẻ phát triển cảm giác oán hận cha mẹ và bắt đầu tin rằng chúng thật sự ngu đần, lười biếng...

3. Thiết lập một ví dụ vềhà hiếp

Trẻ không chỉ chú ý đến những gì cha mẹ nói, chúng thậm chí để tâm đến những gì cha mẹ làm nhiều hơn. Vì vậy nếu trẻ thấy cha quát nạt, gắt gỏng mẹ, chúng sẽ nghĩ rằng đàn ông có thể đối xử tệ với phụ nữ và chúng chấp nhận việc đó.

Tiến sĩ Carandang giải thích: "Bởi trẻ em luôn bắt chước cha mẹ, lấy cha mẹ làm gương".

4. Để sự thiên vị ảnh hưởng đến kỷ luật

Rất nhiều cha mẹ mắc phải lỗi này: phạt một đứa con vì một tội nào đấy (ví dụ dậy muộn) nhưng lại không phạt anh chị em của nó vì cùng một cái tội đó.

Tiến sĩ Carandang nhấn mạnh rằng khi bọn trẻ tranh cãi, điều quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe khách quan với từng đứa để có thể phản ứng công bằng. Không được bắt anh chị nhường em nhỏ mà em nhỏ lại không thể nhường anh chị. Cha mẹ không được bỏ qua những nhu cầu tình cảm của trẻ.

Bạn có thể không nhận ra nguồn gốc hành vi của trẻ có thể xuất phát từ nhà. Hãy tỉnh táo với cách kỷ luật con cái. Chúng ta cũng phải từ bỏ việc hạ thấp trẻ hoặc dán nhãn một cách cảm tính với con của mình.

KIM KIM (Em đẹp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement