Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bốn khu chợ lâu đời nức tiếng Sài Gòn, ai đi xa cũng nhớ

Dân sinh

25/08/2017 02:23

Bốn khu chợ dưới đây, không chỉ có những giá trị sâu sắc về lịch sử, mà còn là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất ở Sài Gòn, có chợ tuổi đời đã lên tới 100 năm.

Không ai có thể kể hết Sài Gòn có bao nhiêu cái chợ, từ các chợ cũ và lớn như chợ Bến Thành, chợ Bình Tây đến các chợ chồm hổm, chợ chạy,…

Dù là chợ gì đi nữa,vẫn mang một niềm tự hào rất riêng biệt, vì hàng chục năm qua đã tồn tại các khu chợ nức tiếng lâu đời, cùng người dân Sài Gòntrải qua bao thăng trầm lịch sử. Có thể kể đến 4 khu chợ sau, nơi không chỉ cógiá trị sâu sắc về lịch sử, mà còn là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất ở Sài Gòn, tuổi đời lên đến 100 năm.

Ngay cả khi thành phố này đã chuyển mình mạnh mẽ, những toà cao ốc, trung tâm thương mại hiện đại mọc lên vô số, thì những khu chợ lâu đời, đầy nét truyền thống vẫn cứ tồn tại như một minh chứng của lịch sử, là những địa điểm tiêu biểu của thành phố. Người dân vẫn gắn bó với những khu chợ, bởi sự gần gũi của thói quen mua sắm.

Chợ cũ Tôn Thất Đạm

Ngôi chợ thành lập lúc nào không ai xác định được, chỉ biết đã xuất hiện từ rất lâu. Một số người dân cho biết, từ ngàyxưa nơi đây là khu vực chợ của người Hoa. Sau đó chính quyền di chuyển người Hoa vào Chợ Lớn thành lập Chợ Lớn Mới. Vì thếkhu chợ Tôn Thất Đạm được gọi là Chợ Cũ.

Chợ cũ Tôn Thất Đạm, còn được biết đến với cái tên “chợ nhà giàu”bởi đây là chợ dành cho người khá giả thời ấy. Khác với chợ Bến Thành lúc bấy giờ, Chợ Cũ Tôn Thất Đạm chủ yếu bán những mặt hàng của Pháp – Mỹ, hải sản cao cấp, các loại thịt…

"Chợ nhà giàu" chỉ vọn vẹn 500m nhưng có đủ các mặt hàng chất lượng.

Có lẽ ở mảnh đất nhộn nhịp này, khó lòng nào tìm được một ngôi chợ khiến người ta cảm thấy ấm áp, dễ dàng cởi mở thân tình như ở đây. Bước vào trong chợ, bạn sẽ cảm thấy gần gũi như người nhàbởi những danh xưng “cưng”, “chế”, “em gái”, “con”, “má”… ngọt lịm.

Người bán không níu kéo hay khó chịu kể cả khi khách xem hàng mà không mua. Từng câu chuyện, từng lời chia sẻ cũng được gửi gắm qua đôi ba câu chào hỏi.

Người bán niềm nở, hiếu khách khiến ai đến chợ cũngcảm thấy thoải mái.
Mộc mạc, giản dị từ các sạp hàng đến con người.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, Chợ Cũ vẫn đầy sức sống. Dưới những tấm vải dù lớn, không mái tôn, không bảng hiệu, người Hoa vẫn quyết tâm buôn bán và xem khu chợ như một phần không thể thiếu của cuộc sống. Buôn bán ở vỉahè, chạy nắng, chạy mưa,rồi có lúc chạy... các anh ổn định trật tự, thế nên các tiểu thương còn hóm hỉnh gọi đây là“chợ chạy”.

Các mặt hàng hải sản cao cấp cũng được bày bán ở "chợ nhà giàu".
Không mái tôn mái ngói, những chiếc bạt he nắng che mưa đơn giản này cũng đủ cho sạp hàng buôn bán​

Dưới tòa nhà Bitexco hào nhoáng, hiện đại bậc nhất bạn có thể bắt gặp hình ảnh người bán hàng với bộ đồ bộ bà ba giản dị, cả những người mua trang trọng với áo sơmi trắng, những bộ đồ công sở, hay thấp thoáng đâu đó là hình ảnh chiếc xe đạp cọc cạch chạy ngang qua xen lẫn vài chiếc xe máy đời mới. Đó chính là sựbình yên, thân thiện mà qua bao năm người ta vẫn không tài nào quên đượcgiữa lòng thành phố ồn ào náo nhiệt.

Tiểu thương với những gánh hàng đơn giản.

Mọi guồng quay của cuộc sống cứ như thu nhỏ lại trên một con đường vỏn vẹn500m, tách biệt hẳn với những con đường sầm uất khác gần đó. Buồn thay, vì sự thay đổi của thời cuộc, vào một ngày không xa sẽ không còn ngôi chợ đậm chất “quê” như vậy nữa. Nhưngchắc chắn rằng, từng hồi kỷ niệm mấy mươi năm về khu chợ này sẽ còn trong ký ức của nhiều người dân buôn bán ở đây, khu chợ mà họ đã từng trải qua gần một nửa đời người.

Chợ Bến Thành
Mỗi khi nghĩ đến Sài Gòn, chúng ta lại nhớ ngay tới hình ảnh chợ Bến Thành. Nơi đây từ lâu được xem là biểu tượng của mảnh đất Nam kỳ. Không chỉ là nơi buôn bán, chợ Bến Thành như một minh chứng lịch sử hào hùngchứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của thành phố, là điểm giao lưu văn hóa xưa và nay.

Chợ Bến Thành - biểu tượng đặc trưng của Sài Gòn.

Tính đến nay, chợ Bến Thành đã hơn 100 tuổi. Chợ có bốn cổng, mỗi cổng được gắn đồng hồ và hướng ra các con đường. Cửa Bắc nhìn ra đường Lê Thánh Tôn, cửa Nam hướng ra đường Lê Lợi, cửa Đông thẳng về đường Phan Bội Châu và cửa Tây nhìn ra đường Phan Chu Trinh.

Các cửa chính của chợ hướng về các trục đường lớn
Bên cạnh đó là những nhà lồng nhỏ với các quầy bán những mặt hàng đa dạng

Chợ có hơn 3000 sạp, được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất. Tất cả các mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, từ thực phẩm hàng ngày như củ hành, trái ớt, bó rau đến những món hàng xa xỉ như đồ điện tử, vải vóc, giày dép, quà lưu niệm,..đều được tìm thấy ở đây.

Chợ bắt đầuhoạt động mỗi ngày từ 4h sáng tại cửa Bắc với các sạp hoa quả và mặt hàng tươi sống. Đến 8 – 9h sáng, các sạp ở 3 cửa chính Đông, Tây, Nam, các cửa phụ đồng loạt mở cửa đón khách ở mọi nơi. Ngoài ra, bảy gian giữa lớn và sáu gian nhỏ đượcbày trí ở hai bên, các sạp lúc nào cũng tấp nập người vào, kẻ ra mua bán ở các lối đi.

Hai bên đường là những gian hàng luôn tấp nập người mua bán
Những mặt hàng đều có mặt ở chợ Bến Thành

Nét đặc biệt mà chỉ riêng chợ Bến Thành có chính là ở những người tiểu thương. Người bán ở đây ăn mặc thời thượng với khả năng ngoại ngữ đủ mọi thứ tiếng. Một nhân viên ban quản lý chợ cho hay, có đến khoảng 80% nhân viên bán hàng của các quầy quần áo, mỹ phẩm nói được ít nhất hai ngoại ngữ trở lên.

Một điều nữa không thể bỏ qua khi nhắc đến chợ Bến Thành là khu ẩm thực với sự góp mặt của hầu hết các món ăn truyền thống dọc miền đất nước.

Khu ăn uống với các món ăn đặc sản khắp mọi vùng miền.
Những vị khách nước ngoài vô cùng thích thú khi thưởng thức những món ăn đậm chấtViệt Nam.

Chợ Bình Tây

Vào những năm 20 của thế kỷ XX, người dân ngụ tại miền Nam biết đến chợ Bình Tây với tên gọi “Chợ Lớn”. Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, ngôi chợ này luôn có một vị trí nhất định trong lòng dân Sài thành, là chợ đầu mối của quận 6 nói riêng và của thành phố nói chung.

Năm 1982, một thương gia người Hoa là Quách Đàm đã xây dựng và tặng cho thành phố một ngôi chợ khang trang như thế. Được xây dựng với nhiều lớp mái chồng bằng ngói, khuôn viên rộng lớn và đặc biệt giữa lòng chợ trồng cây xanh tạo không gian thoáng mát, tất cả đã tạo nên một chợ Bình Tây độc nhất ở Sài Gòn và trở thành công trình kiến trúc Á Đông.

Lối kiến trúc cổ của chợ Bình Tây

Cái độc đáo của chợ Bình Tây nằm ở cách phân bố các gian hàng trong chợ. Hiện nay chợ có khoảng 2300 sạp với hơn 30 nhóm hàng khác nhau, buôn bán rất nhiều mặt hàng như gia vị, bánh các loại, quần áo, đồ gia dụng, trang sức... Mối lái ở các tỉnh lân cận phần lớn đều lấy nguồn hàng ở đây. Chợ hoạt động từ 3 giờ sáng đến khoảng 10 giờ đêm. Từ tờ mờ sáng, chợ đã náo nhiệt với những gian hàng thực phẩm, quần áo không kém gì buổi chiều tối. Người bán, kẻ mua cứ lần lượt đổ về thật nhộn nhịp.

Các gian hàng được phân chia rõ rệt

Chợ Bình Tây là nơi cung cấp nguồn sỉ cho các tiểu thương với số lượng lớn
Bên cạnh những sạp hàng bán trong chợ, người dân vẫnbuôn bán nhỏ lẻ nhu yếu phẩm như mọi khu chợ khác

Chợ Thủ Đức

Không nằm ở trung tâm thành phố sầm uất như các chợ khác nhưng Thủ Đức, tuy chỉ là một chợngoại thành nhưng vẫn mang niềmtự hào sâu sắc về ngôi chợ với bề dày lịch sử chẳng kém cạnh gì các khu chợ cũ khác.

Chợ Thủ Đức nằm ngay trung tâm quận, trường tồn qua bao thăng trầm lịch sử của khu vực

Chợ Thủ Đức là một trong ba chợ đầu mối nông sản lớn của Thành phố với vị trí nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố. Từ thuở thành lập chợđến nay, chợ cổ này như một chứng minh chân thật gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất nhỏ Thủ Đức. Chợ được hình thành từ khoảng 2 thế kỷ trước bởi một người Hoa dưới thời vua Minh Mạng. Qua bao sương gió, biết bao lầntrùng tu, chợ Thủ Đức vẫn giữ được nét cổ kính trong kiến trúc của mình.

Chợ bao gồm các khu nhà lồng chợ A, chợ B, chợ C và nhiều công trình phụ như nhà kho, khu quản lý, khu điều hành, khu sơ chế… Khu chợ này tuy không có rộng về bề ngang nhưng khiến người ta trầm trồ về chiều dài của nó.

Từng dãy phố đều có các quầy chuyên bán về những sản phẩm nhất định

Xuất thân từ miền chủ yếu là lúa nước, tấm chân tình, sự niềm nở, hiếu khách của dân Thủ Đức luôn là điều hấp dẫn đối vớingười Sài Gòn. Dọc 4 mặt tiền là các gian hàng chuyên bán về một loại sản phẩm nào đấy như vải vóc, nguồn sỉ bánh tráng, vật dụng gia đình… Tất cả làm nên một chợ Thủ Đức vừa hoài cổ, vừa hiện đại nhưng vẫn dễ thương.

Sự nhiệt tình, vui vẻ, chất pháccủa các tiểu thương trong chợlà những điều mà người dân cảm nhận được khi đến với chợ Thủ Đức
THẢO LINH (Thethaovanhoa.vn)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement