09/10/2021 18:04
‘Bom nợ’ Evergrande khiến người trẻ Trung Quốc nghi ngờ về việc sở hữu nhà
Ngày trước, Hu Haoqi đã tùng mơ về việc chuyển ra khỏi căn hộ hai phòng ngủ mà anh đang ở chung với hai người bạn của mình và chuyển đến căn hộ của riêng mình.
Là một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp, anh ấy thậm chí còn phác thảo phòng ngủ trông như thế nào và tạo ra những không gian riêng trong ngôi nhà mơ ước của mình dành cho trồng cây trong nhà và con mèo cưng của mình.
Thời điểm này, anh ấy không muốn điều đó nữa.
Kể từ khi thông tin Evergrande vỡ nợ vào tháng trước, Hu (32 tuổi) làm việc tại Quảng Châu, đã không rời mắt khỏi các chủ đề liên quan đến nhà ở trên Weibo, nền tảng giống Twitter của nước này.
Hu nói với Insider: “Thật vô cùng đáng sợ khi đọc những câu chuyện về những người ở độ tuổi tôi đặt cọc mua căn hộ Evergrande, và nghĩ đến việc họ sẽ có thể chuyển đến ở trong nhà của mình trong vòng 5 hoặc 6 năm nữa".
Điều khiến Hu lo sợ nhất chính là các video trên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, chính điều đó khiến Hu liên tưởng đến các "thành phố ma" bị bỏ hoang và các tòa nhà chưa hoàn thành.
"Tôi đã thấy tài khoản tiết kiệm của nhiều người mà họ đã dành dụm trong suốt hơn nửa thập kỷ qua được đem đi đặt cọc cho những căn hộ đó, và bây giờ chính họ không biết liệu rằng tòa chung cư đó có bao giờ được hoàn thiện hay không", Hu nói.
"Tôi không muốn điều đó xảy ra với mình, vì vậy hiện tại, tôi sẽ tiếp tục thuê nhà và tiết kiệm tiền".
Anh ta không hề đơn độc.
Có hơn 400 triệu người thuộc thế hệ thiên niên kỷ (sinh từ 1980 - 2000) trong tổng số 1,3 tỷ dân Trung Quốc. Nhiều người trong số họ phải vay nợ để mua nhà.
Một căn hộ cơ bản ở một thành phố lớn hàng đầu như Bắc Kinh có thể có giá tới 1 triệu USD, vượt xa những gì mà thế hệ thanh niên có thể chi trả nếu họ không vay mượn tiền mặt từ cha mẹ hoặc các tổ chức tài chính. Nhưng giờ đây, cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng của gã khổng lồ bất động sản Evergrande khiến nhiều người phải xem xét lại mục tiêu của họ.
Hu là một trong 5 người thuộc thế hệ thiên niên kỷ mà Insider đã trò chuyện, những người cho biết cuộc khủng hoảng nợ liên tục của Evergrande đang khiến họ phải suy nghĩ đắn đo và lâu dài trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào, dù là đầu tư hay mua bất động sản.
Người trẻ Trung Quốc đang dần trở nên lạnh nhạt khi nghĩ đến việc mua nhà
Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande hiện là công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới và phải đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Tập đoàn hiện có 800 dự án phát triển trên khắp Trung Quốc, nhiều dự án đã buộc phải tạm dừng xây dựng vào mùa hè này vì cuộc khủng hoảng nợ trên các lĩnh vực quản trị tài sản và bất động sản.
Sự sụp đổ sắp tới của Evergrande cũng làm dấy lên nỗi lo ngại về một nguy cơ lan truyền đến phần còn lại của thị trường bất động sản của đất nước, bao gồm cả các nhà phát triển bất động sản đối thủ như Fantasia, điều này đã khiến họ thất thoát 206 triệu USD đến thời hạn hoàn trả trong tuần này.
Viễn cảnh khả thi khi mà các nhà phát triển bất động sản khác có thể bị cuốn theo điều tương tự như cuộc khủng hoảng của tập đoàn Evergrande đã khiến giám đốc điều hành ngân hàng Taniia Dai và chồng chuyên gia CNTT Dai Yiheng của cô, cả hai đều ở độ tuổi U30, buộc phải tạm dừng việc ở nhà.
Gia đình Dais, kết hôn vào tháng 1 năm nay, hiện đang thuê nhà ở tỉnh Chiết Giang, miền Nam Trung Quốc. Ban đầu, họ dự định đặt cọc cho một bất động sản của nhà phát triển địa ốc Country Garden, nhưng rồi họ nói với Insider rằng họ đang "suy nghĩ lại".
Dai Yiheng nói với Insider: “Tôi không muốn trở thành một trong những người kiểm tra Weibo trong lo lắng để xem liệu dự án căn hộ của tôi có đang bắt đầu tái khởi động hay không”.
"Một giải pháp thay thế khác chính là mua lại một căn hộ hoặc mua một căn mới xây, nhưng điều đó có nghĩa là phải trả trước nhiều tiền hơn. Chúng tôi sẽ phải tính toán lại tổng số tiền của mình, nhưng hiện tại, những dự định đẻ mua căn hộ riêng này sẽ tạm hoãn”, Taniia Dai nói.
Theo một báo cáo KPMG năm 2017, mức lương trung bình của một người trẻ ở Trung Quốc là khoảng 1.817 USD/tháng, hay 21.804 USD/năm. Và theo báo cáo của Insider vào tháng 7 này về cuộc sống của những người thuộc thế hệ thành niên điển hình ở Trung Quốc, nhiều người trong số họ rơi vào cảnh nợ nần chỉ để có thể mua nhà, điều này khiến việc ký kết mua một căn hộ trở thành một quyết định lớn, thay đổi cuộc đời.
Vì vậy, không có gì lạ khi viễn cảnh lâm vào cảnh nợ nần và không có nhà cửa lại không khiến Yang Kai, 26 tuổi, ở Bắc Kinh quan tâm.
Yang, người dự định kết hôn với bạn gái thời đại học của mình vào cuối năm nay, nói với Insider rằng sự "bất ổn" do cuộc khủng hoảng Evergrande gây ra đang khiến họ cân nhắc lại việc mua nhà - và hơn thế nữa là có con.
"Khi chúng tôi kết hôn, chúng tôi sẽ sống với gia đình tôi ở Bắc Kinh. Đó là một căn hộ nhỏ và sẽ không có phòng cho trẻ em", Yang nói với Insider.
Điều đó không thể tốt với chính phủ Trung Quốc, khi mà cuộc khủng hoảng do tỷ lệ sinh giảm đã dẫn đến việc chính phủ nước này xem xét lại chính sách một con trước đây và đưa ra các chính sách mới nhằm khuyến khích người dân sinh thêm con.
"Chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng bây giờ không phải là lúc để chúng tôi gửi tiền tiết kiệm cả đời vào một căn hộ mà có thể sẽ không bao giờ xây xong, mà chỉ có thể lâm vào cảnh nợ nần chồng chất", anh cho biết thêm.
Những thị trấn ma của Evergrande khiến người mua nhà sợ hãi
Maggie Hu, một trợ lý giáo sư tài chính và bất động sản tại Đại học Trung Hoa Hồng Kông, nói với Insider rằng cảnh tượng những căn hộ xây dang dở có thể khiến nhiều nhà đầu tư và người mua nhà sợ hãi - và làm giảm niềm tin của họ không chỉ đối với tập đoàn Evergrande mà cả các tập đoàn bất động sản Trung Quốc khác.
"Lượng giao dịch bất động sản sẽ sụt giảm hơn nữa vì mọi người sẽ tạm thời ngừng mua căn hộ. Các cuộc khủng hoảng nợ và giảm đòn bẩy trên thị trường nhà ở chắc chắn sẽ khiến thị trường bất động sản Trung Quốc nguội lạnh”, Hu nói với Insider.
Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế và chính sách công tại Đại học Harvard, nói với Insider rằng khả năng giải quyết các vấn đề nợ nần của chính phủ Trung Quốc có thể giúp họ giảm thiểu thiệt hại trước mắt của một cuộc khủng hoảng nhà ở, chẳng hạn như các căn hộ xây dang dở trong các thị trấn không người đã được xây dựng một phần.
Rogoff nói: “Lợi thế của (Trung Quốc) có được nhờ vào khả năng tận dụng những ưu điểm từ hệ thống chính trị và tư pháp phương Tây trong việc giải quyết nhanh chóng các cuộc khủng hoảng nợ mà có thể kéo dài trong nhiều năm,” Rogoff nói.
Ví dụ, vào năm 2014, Trung Quốc đã giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở bằng cách gián tiếp cứu trợ các tập đoàn bất động sản, Wall Street Journal đưa tin. Một trong những phương pháp bao gồm việc chính phủ thúc đẩy các ngân hàng do nhà nước kiểm soát trả tiền mặt cho chủ nhà để nâng cấp tân trang các căn hộ, qua đó thúc đẩy thị trường bất động sản.
Đồng thời, chính phủ Trung Quốc chuyển đổi nợ từ các tập đoàn bất động sản sang chính mình, sau đó tái cấp vốn cho các khoản nợ ngoại bảng do các chính quyền địa phương nắm giữ thông qua một thị trường trái phiếu mới do chính phủ hậu thuẫn.
Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc có thể phải đối mặt với thách thức của việc xây dựng bất động sản với tốc độ chóng mặt sau nhiều năm khi thu được lợi nhuận ngày càng giảm từ bất kỳ hình thức đầu tư bất động sản nào.
"Nguồn cung nhà ở hiện tại của Trung Quốc, tính theo mét vuông/ người, hiện có thể so sánh với nhiều nền kinh tế phát triển như Anh, Đức, Pháp. Trong khi đó chất lượng của các tòa nhà có thể thấp hơn, điển hình của việc đầu tư không bền vững vào bất động sản, Rogoff nói thêm.
Tạm dừng đầu tư vào trái phiếu và các sản phẩm tài chính khác
Thế hệ thiên niên kỷ Trung Quốc cũng đang cảm thấy không an tâm với việc đầu tư.
Mu Yi Qian, 28 tuổi, nói với Insider rằng gần đây anh đang đánh giá lại khả năng tài chính của mình trong bối cảnh thị trường chứng khoán Trung Quốc đang bất ổn. Tờ South China Morning Post đã đưa tin, cụ thể vào tháng 4 chứng khoán Trung Quốc đang lao dốc, cùng với thị trường hoạt động kém hiệu quả trong quý đầu tiên và quý thứ hai.
Mu cũng nhấn mạnh cuộc khủng hoảng Evergrande đã phơi bày mức độ rủi ro khi đổ tiền mặt vào các sản phẩm như các sản phẩm quản lý tài sản của Quỹ tài sản Evergrande.
Các sản phẩm quản lý tài sản là những sản phẩm đầu tư rủi ro, không được bảo đảm được bán bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính Trung Quốc với lãi suất cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này đã bị chỉ trích vì có các điều khoản không rõ ràng, với việc các nhà đầu tư không nhất thiết phải biết về các dự án mà tiền của họ sẽ được đầu tư - và nói cách ra, lợi nhuận sẽ được đảm bảo như thế nào hoặc các khoản đầu tư của họ đang hoạt động tốt ra sao.
Evergrande hiện đang cố gắng trả nợ những người đã đầu tư vào các sản phẩm quản lý tài sản của mình bằng bất động sản chiết khấu. Ước tính hơn 80.000 người - bao gồm cả nhân viên Evergrande cùng bạn bè và gia đình của họ - nắm giữ các sản phẩm quản lý tài sản trị giá khoảng 6 tỷ USD của công ty.
"Tôi không sốc khi Evergrande tạm dừng giao dịch cổ phiếu của mình, nhưng có vẻ như đây là một động thái mạo hiểm để thực hiện bất kỳ khoản đầu tư lớn nào vào thời điểm này", Mu nói.
Mu, một kiến trúc sư ở Sơn Đông, người tự mô tả mình là "người đam mê thị trường chứng khoán", cho biết thêm rằng anh đã theo dõi thị trường và kết luận rằng "năm nay không phải là năm để dốc toàn lực".
Anh cho biết anh đã từ chối mua cổ phiếu của các tập đoàn bất động sản Trung Quốc khác, bất chấp lời khuyên từ bạn bè rằng đầu tư vào các đối thủ của Evergrande bây giờ có thể là một ý tưởng hay.
"Một số người nhận định có rất nhiều cơ hội trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng tôi không phải là một trong số họ", Mu nói.
Trong khi đó, Zhuang Jingrui, 33 tuổi, làm việc trong một công ty thời trang ở Bắc Kinh, nói với Insider rằng cô đang có ý định mua một sản phẩm quản lý tài sản có rủi ro cao, lợi nhuận cao từ một trong những người bạn đại học của mình. Nhưng cô ấy đã "chùn bước" và lo lắng về việc đầu tư vào bất cứ thứ gì sau khi nhìn thấy các video trực tuyến về các nhà đầu tư Quỹ tài sản Evergrande đang tuyệt vọng khi bị bỏ mặc và không ai giúp đỡ.
"Người bạn cùng phòng thời đại học nói với tôi rằng tôi có thể kiếm đủ để mua một chiếc ô tô từ các khoản đầu tư của mình chỉ trong vòng hai năm nếu tôi chỉ đầu tư số tiền tiết kiệm kiếm được trong năm ngoái. Bây giờ, tôi bắt đầu nghĩ rằng tất cả những điều này có vẻ như là một trò lừa đảo", Zhuang nói với Insider.
Cuộc khủng hoảng Evergrande có thể khiến thị trường đầu tư của Trung Quốc hạ nhiệt, nhưng không lâu
Các chuyên gia nói với Insider rằng việc Trung Quốc có nhận thấy một xu hướng gần đây của việc do dự trong đầu tư hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách xử lý cuộc khủng hoảng Evergrande kể từ thời điểm này.
Robert Carnell, trưởng bộ phận nghiên cứu và chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Ngân hàng ING ở Singapore, cho biết: “Sự do dự đầu tư sẽ phụ thuộc vào cách xử lý vụ vỡ nợ và hơn thế nữa các nhà đầu tư nhỏ sẽ được chính phủ bảo vệ như thế nào”.
“Có thể sẽ có một vài khoản lỗ dự kiến vì chính phủ sẽ không muốn tạo ấn tượng rằng những khoản đầu tư này là không có rủi ro”. Carnell cho biết thêm: "Vì vậy, sẽ có một số thiệt hại và điều này dẫn đến việc có thể là các chủ hộ trở nên kén chọn hoặc do dự nhiều hơn trước khi đầu tư, và xem xét nhiều hơn là chỉ thu lợi nhuận".
Đối với các sản phẩm quản lý tài sản, Carnell nói với Insider rằng có thể các công ty sẽ khó bán các sản phẩm quản lý tài sản theo cách mà Evergrande đã làm.
Carnell nói với Insider: “Các chủ hộ có thể sẽ lưỡng lự hơn khi đầu tư vào các sản phẩm như vậy”. "Rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào cách Evergrande được tái cấu trúc, và cuối cùng ai sẽ là người nắm giữ các khoản nợ này".
Chen Zhiwu, Giám đốc Viện Toàn cầu Châu Á và là giáo sư tài chính tại Đại học Hồng Kông, cho biết Evergrande không có vẻ như sẽ tác động trực tiếp, lâu dài đến thái độ của các nhà đầu tư đối với trái phiếu doanh nghiệp.
"Evergrande đang ảnh hưởng đến trái phiếu và cổ phiếu được phát hành bởi các công ty tương tự khác. Tuy nhiên, do sự hoảng loạn gây ra bởi câu chuyện Evergrande sẽ sớm được kiềm chế, nhiều nhà đầu tư sẽ quên câu chuyện này sớm hơn chúng tôi muốn", Chen nói.
Nhưng đó cuối cùng có thể không phải là một điều tốt.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi muốn nhắc nhở các cơ quan quản lý về những rủi ro đạo đức và hậu quả từ sự can thiệp của họ: Nếu họ can thiệp quá nhiều và quá thường xuyên, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào học được bài học nào về quản trị rủi ro", ông nói.
Hiện tại, những người trẻ như Hu, nhà thiết kế nội thất, đang rất thắt chặt ví tiền và hy vọng rằng sóng gió sẽ qua đi.
“Mọi người đều phải chịu đựng khi các khoản đầu tư gặp khó khăn và thị trường nhà đất có vẻ rủi ro như thế này”. Hu nói với Insider: "Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó, tôi có thể mua nhà của mình và đầu tư vào cổ phiếu và cổ phiếu một cách vui vẻ. Nhưng hiện tại, tôi sẽ chỉ tiếp tục theo dõi và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".