Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi WB, IMF cải cách thêm để chống lại biến đổi khí hậu

Kinh tế thế giới

11/10/2023 07:27

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hôm 10/10 cho biết bà ủng hộ các nỗ lực tăng cường năng. lực cho vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Phát biểu bên lề cuộc họp thường niên của WB và IMF tại Maroc, bà Yellen cho biết hệ thống cho vay toàn cầu đã thay đổi theo thời gian để đối mặt với những thách thức mới.

"Nó phải thay đổi một lần nữa để đáp ứng những thách thức toàn cầu cấp bách của thời đại chúng ta", bà nói trong bài phát biểu tại Đại học Bách khoa Mohammed VI ở Ben Guerir, phía bắc Marrakesh.

Bà Yellen cho biết hội đồng thống đốc WB sẽ thông qua tại cuộc họp tuần này ở Marrakesh một tầm nhìn mới nhằm "chấm dứt tình trạng nghèo đói trên một hành tinh có thể sống được",  những từ được tân Chủ tịch WB Ajay Banga - người được bầu với cam kết tăng cường tài trợ cho khu vực tư nhân để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

"Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác đã trở thành lẽ thường tình", bà nói.

Bà cho biết các thống đốc ngân hàng trong tuần này sẽ thông qua các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho vay.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi WB, IMF cải cách thêm để chống lại biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Bà Janet Yellen phát biểu tại cuộc họp thường niên của ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tìm cách thúc đẩy kinh tế thế giới. Ảnh: Reuters

Kể từ khi nhậm chức, ông Banga đã cho biết, có kế hoạch cải tổ nhiệm vụ kép của WB là xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu. Ông Banga nói tại một hội nghị vào tháng trước: "Tôi nghĩ rằng mục tiêu kép phải thay đổi thành xóa đói giảm nghèo, nhưng trên một hành tinh có thể sống được, vì tính chất đan xen của các cuộc khủng hoảng".

Theo ông Banga, các đề xuất cải cách bảng cân đối kế toán của WB từ các quốc gia bao gồm Mỹ và Saudi Arabia có thể bổ sung thêm tới 125 tỷ USD vào khả năng cho vay nếu được thông qua. Điều này sẽ đánh dấu sự gia tăng đáng kể đối với WB, vốn chỉ huy động được hơn 100 tỷ USD vào năm ngoái.

Nhưng quá trình này có thể sẽ mất nhiều thời gian và kế hoạch của ông Banga "chắc chắn sẽ không diễn ra trong tuần này", Danny Scull, cố vấn chính sách tại tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu E3G, nói với AFP.

Ngay cả khi những thay đổi này xảy ra, chúng có thể sẽ không đủ để đáp ứng quy mô tài trợ cần thiết cho quá trình chuyển đổi khí hậu. WB ước tính, các nước đang phát triển sẽ cần 2.400 tỷ USD mỗi năm trong 7 năm tới chỉ để giải quyết chi phí do biến đổi khí hậu, xung đột và đại dịch.

Bà Yellen cho biết những cải cách này và các biện pháp khác của các ngân hàng phát triển khu vực sẽ bổ sung tổng cộng ít nhất 200 tỷ USD vào khả năng tài trợ.

Nhưng bà nói thêm rằng Ngân hàng Thế giới cũng cần một "sự thay đổi văn hóa để tăng tốc huy động khu vực tư nhân".

Bà cảnh báo rằng nguồn tài chính từ các ngân hàng phát triển đa phương, hay MDB, sẽ không đủ để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, bao gồm xóa đói nghèo.

"Chúng tôi cần các MDB thiết lập các mục tiêu huy động vốn tư nhân cụ thể và khuyến khích nhân viên đạt được các mục tiêu đó", bà Yellen nói.

Đối với IMF, bà Yellen cho biết Mỹ sẽ ủng hộ "công thức hạn ngạch phản ánh tốt hơn nền kinh tế toàn cầu, nhưng sự thay đổi về điều này chỉ có thể xảy ra trong khuôn khổ đã được thống nhất dựa trên các nguyên tắc chung".

Hạn ngạch của IMF, dựa trên hiệu quả hoạt động kinh tế, xác định số tiền tài trợ mà một quốc gia phải cung cấp cho IMF, quyền biểu quyết và số tiền cho vay tối đa mà quốc gia đó có thể nhận được.

Cho đến nay, Mỹ vẫn ủng hộ việc tăng hạn ngạch một cách "tương xứng" nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho các nước đang phát triển mà không làm thay đổi việc phân bổ phiếu bầu.

Nhận xét của bà Yellen về "các nguyên tắc chung" có thể ám chỉ Trung Quốc vì cho đến nay Mỹ vẫn phản đối ý tưởng trao cho đối thủ của mình, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhiều quyền biểu quyết hơn.

(Nguồn: AFP)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement