Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Giao thông Vận tải nói gì về chuyện Vietjet, Bamboo Airlines xin hỗ trợ như Vietnam Airline?

Doanh nghiệp

03/12/2020 08:47

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói các hãng hàng không được hỗ trợ một cách bình đẳng khi chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng Vietnam Airlines có vốn Nhà nước.

Trả lời câu hỏi tại họp báo Chính phủ tối 2/12, về việc có hỗ trợ các hãng hàng không tư nhân vay ưu đãi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hay không, sau khi Vietnam Airlines đã được thông qua gói hỗ trợ tài chính, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải là bình đẳng, không phân biệt hãng bay nào. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Vietnam Airlines có vốn Nhà nước. Nhà nước cần bảo toàn nguồn vốn khi doanh nghiệp bị tác động nặng nề do đại dịch.

Theo ông Đông, hỗ trợ các hãng hàng không và các đơn vị vận tải như đường sắt, đường thủy… Bộ đã có phương án phối hợp giữa các bộ, ngành. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều quyết sách chia sẻ với doanh nghiệp. Riêng ngành hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cùng các bộ, ngành đã đề xuất và ban hành một số chính sách như giảm giá dịch vụ hàng không, giảm phí mặt đất, giảm thuế nhiên liệu bay... không phân biệt đối xử với hãng nào.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc hỗ trợ các hãng bay thiệt hại sau đại dịch là công bằng, nhưng cần xem xét nguồn vốn chủ sở hữu. Ảnh: VietnamNet
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc hỗ trợ các hãng bay thiệt hại sau đại dịch là công bằng, nhưng cần xem xét nguồn vốn chủ sở hữu. Ảnh: VietnamNet

Hiện Chính phủ đang sở hữu 86% vốn tại Vietnam Airlines. Quốc hội đã thông qua gói cứu trợ 12.000 tỷ đồng bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh cho hãng bay này. Trong đó 8.000 tỷ đồng để phát hành cổ phiếu tăng vốn, 4.000 tỷ là vay ưu đãi thông qua các tổ chức tín dụng.

Tại hội thảo quốc gia “Vượt qua khủng hoảng phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam” diễn ra ngày 26/11, hai hãng Vietjet và Bamboo Airlines cho biết đang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ vay ưu đãi để đảm bảo vốn hoạt động.

Theo đó, Vietjet kiến nghị được hỗ trợ vay 4.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi trong vòng 3-5 năm bằng nguồn tái cấp vốn Nhà nước từ Ngân hàng Nhà nước tới ngân hàng thương mại để giải quyết thanh khoản. Vietjet bắt đầu trả nợ gốc và lãi trong vòng 3 năm, kể từ 2023-2025.]

Vietjet cũng đề xuất các khoản nợ phát sinh trong năm 2020 được kéo dài đến hết năm 2021 và giảm 3% lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp hàng không.

Bamboo Airway thì kiến nghị Chính phủ có gói hỗ trợ các hãng hàng không tư nhân bằng hình thức tái cấp vốn, như đã hỗ trợ Vietnam Airlines. Theo đó, các hãng sẽ được vay trực tiếp từ ngân hàng thương mại với lãi suất 2-3%/năm trong vòng 2-3 năm, và đảm bảo bằng tài sản. Đồng thời hỗ trợ giảm phí cất hạ cánh, điều hành bay, phí nhiên liệu bay đến hết 2021. 

Các chuyên gia kinh tế cũng đang có những tranh luận trái chiều về câu chuyện Nhà nước hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua đại dịch COVID-19. Hãng bay nào cũng đóng góp ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nên khi khó khăn đều phải được hỗ trợ, nhưng không cào bằng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định dòng tiền của các hãng hàng không đang cạn kiệt nghiêm trọng, phải liên tục thực hiện biện pháp tái cơ cấu, tăng khoản vay ngắn hạn. Ông Long cho rằng, sau Vietnam Airlines, Chính phủ cần cho các hãng khác vay ưu đãi để hồi phục và cũng bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Trong khi đó Nguyễn Tiến Hoàng, Phó Trưởng ban Kế hoạch phát triển Vietnam Airlines, cho hay dự báo thiệt hại hàng không Việt Nam riêng trong năm 2020 là 4 tỷ USD.

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Phạm Văn Hảo, dự báo thị trường hàng không phải mất tới 3 năm mới phục hồi về mức như năm 2019.

Ông Hảo cho biết theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), sẽ có 2 kịch bản phát triển cho ngành hàng không. Kịch bản thứ nhất, hàng không sẽ phát triển theo mô hình chữ V - sụt giảm theo đáy và phát triển nhanh trở lại. Kịch bản 2 là sẽ theo mô hình chữ U, giảm xuống đáy và kéo dài từ 3-5 tháng đi kèm suy giảm kinh tế. Dự báo thị trường hàng không sụt giảm 48-71% tùy theo diễn biến dịch bệnh.

Với hàng không Việt Nam, ông Hảo cho rằng sẽ theo kịch bản thứ nhất, là từng bước phục hồi theo mô hình chữ V.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement