13/05/2020 10:11
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị tăng phí BOT để 'cứu' nhà đầu tư
Nhằm gỡ khó cho nhà đầu tư sụt giảm doanh thu, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án tăng phí BOT theo hợp đồng dự án.
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính, đặc biệt số thu phí đã giảm mạnh, nhà đầu tư vẫn phải trả lãi vay ngân hàng dẫn đến khó khăn chồng chất.
Trước tình hình trên, theo thông tin trên báo ANTD, Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong công văn hỏa tốc vừa gửi Thủ tướng, Bộ GTVTcho biết các doanh nghiệp BOT báo cáo tình trạng doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, đặc biệt trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép các dự án BOT tăng phí để hỗ trợ doanh nghiệp. |
Trong đó, các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện giảm sâu, dẫn đến doanh thu giảm, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Cụ thể, qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT, có tới 58/60 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Nguyên nhân được Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra chủ yếu làdo dự án chưa được tăng giá vé theo đúng lộ trình trong hợp đồng, giảm giá vé theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35/2016; sự gia tăng các phương tiện sử dụng vé tháng, quý, năm; lưu lượng xe qua trạm thu phí ở một số tuyến thấp hơn so với dự báo.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp,Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ 2 phương ánđiều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ của cácdự án BOT.
Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí (khi cần thiết).
Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bố trí kế hoạch vốn. Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm các phương án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án 1 vì có nhiều ưu điểm hơn và không phải bố trí ngân sách nhà nước.
Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT; giảm lãi vay phát sinh trong thời gian có dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng, giao Bộ GTVT tính toán kinh phí Nhà nước cần thiết để hỗ trợ các dự án có doanh thu thực tế giảm trên 50% so với doanh thu tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng BOT đã ký và các dự án chưa được thu phí.
Trường hợp cần thiết, Bộ GTVT đề xuất để Nhà nước trưng mua lại toàn bộ dự án. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để cân đối kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025. Chấp thuận cho các doanh nghiệp BOT giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp