Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Giáo dục nói gì về chuyện tiếng Hàn, Đức là môn học bắt buộc?

Chính sách - Hạ tầng

04/03/2021 11:12

Trước thông tin nhiều người cho rằng năm học tới, tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12, đại diện Bộ Giáo dục nói chỉ là chương trình thí điểm. Học sinh được lựa chọn học hoặc không.

Ông Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), cho rằng hiểu tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ là môn học bắt buộc trong năm học tới từ lớp 3 đến lớp 12 là sai hoàn toàn.

Tiếng Hàn, tiếng Đức với học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 là chương trình thí điểm, và học sinh được chủ động lựa chọn học hoặc không học. Nhưng cơ sở giáo dục được triển khai thí điểm môn học này sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất, giáo trình, giáo viên…

"Phụ huynh yên tâm là nếu trở thành môn học bắt buộc thì phải qua giai đoạn thí điểm, đánh giá, xin ý kiến chuyên gia, thông báo sớm cho phụ huynh chứ. Tất cả phải trải qua một quy trình chặt chẽ", ông Thành cho hay.

Trước đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn, tiếng Đức hệ thí điểm 10 năm.

img-301.jpg
Tiếng Hàn, Đức chỉ là chương trình thí điểm. 

Theo thông tin đăng tải trên  truyền thông, chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức, Hàn tuân thủ các quy định được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bao gồm các định hướng chung về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả học tập và điều kiện thực hiện chương trình.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Đức, Hàn được xây dựng theo quan điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết, ở cấp Tiểu học. Và ưu tiên phát triển hai kĩ năng nghe và nói.

Ở cấp Trung học cơ sở, các kĩ năng giao tiếp nghe và nói vẫn được tiếp tục phát triển, và thông qua luyện tập kết hợp các kĩ năng để tiến tới phát triển đồng đều cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở cấp Trung học phổ thông.

Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tham gia hoạt động luyện tập ngôn ngữ ở mức tối đa và từng bước nâng cao khả năng tự học. Khuyến nghị cho giáo viên và đội ngũ biên soạn sách giáo khoa.

MINH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement