Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ đôi doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng cho Honda, Piaggio, Toyota có gì hấp dẫn khi lên sàn?

Chứng khoán

28/09/2017 10:19

Sau 17 năm vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam lần đầu tiên có sự góp mặt của cổ phiếu của doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô lên giao dịch.

Sau khi 6,5 triệu cổ NHH của CTCP Nhựa Hà Nội chính thức được giao dịch trên UpCom vào gày 8/9/2017 với mức giá tham chiếu 66.000 đồng/cổ phiếu, đã có thêm một doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được Sở GDCK Hà Nội (HNX) chấp thuận giao dịch lên sàn UpCom là CTCP Phụ tùng máy số 1 (Futu1).

Hơn 7 triệu cổ phiếu FT1 của Futu1 đã chính thức giao dịch phiên đầu đầu tiên vào ngày 27/9. Với mức giá tham chiếu 21.700 đồng/cổ phiếu, FT1 được định giá ban đầu chỉ 152 tỷ đồng.

Những nhà cung cấp phụ tùng cho các hãng xe lớn

Có thể nhận thấy, nét chung của 2 doanh nghiệp này đó chính là những doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ có lịch sử kinh doanh rất lâu đời. NHH tiền thân là Xí nghiệp Nhựa Hà Nội trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội, được thành lập từ năm 1972. Cuối năm 2018, Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 65 tỷ đồng, cổ đông Nhà nước là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sở hữu 81,71% vốn điều lệ. Cho đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của NHH vẫn không thay đổi.

Hoạt động kinh doanh chính của Nhựa Hà Nội là sản xuất các sản phẩm thuộc như phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện, điện tử, xây dựng, cung cấp các hộp nhựa, pallet công nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước. Đối tác của Nhựa Hà Nội là các hãng xe như Honda, Toyota, Piaggio, và còn là đối tác của LG, Panasonic…

Trong khi đó, FUTU 1 tiền thân là nhà máy Phụ tùng ô tô số 1, đóng tại Chương Mỹ - Hà Tây được thành lập từ năm 1968. Năm 2008, FUTU 1 mới được chuyển đổi thành Công ty cổ phần với số vốn điều lệ 70,8 tỷ đồng. Tổng công ty Máy động lực và Lắp nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM) hiện là công ty mẹ - cổ đông lớn duy nhất sở hữu 55% vốn Futu 1.

Nếu như NHH làm các hộp nhựa bên ngoài, thì FUTU 1 chuyên cung cấp các loại linh kiện như đĩa xích, bích nỗi, gối bi,…được làm từ gang, thép cho các hãng xe máy Yamaha, Honda, Piagio, Atsumitec Việt Nam,…Ngoài ra, FT1 cũng chế tạo máy gặt lúa, máy vò chè, hộp số nuôi tôm,…

Dấu hỏi về tăng trưởng

Bên cạnh chung lĩnh vực và có lịch sử kinh doanh lâu đời, cả NHH lẫn FT1 có hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu rất cao. Năm 2016, thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) của NHH và FT1 lần lượt là 11.400 và 6.800 đồng/cổ phiếu. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2016 của NHH đạt 26%, trong khi FT1 lên đến 35%.

Cả 2 công ty cũng đã duy trì chính sách mức cổ tức cao trong nhiều năm qua. Song, chính vì vậy khiến việc tích lũy để đầu tư phát triển đã bị hạn chế. Trong con mắt của các nhà đầu tư, kết quả đạt được trong quá khứ không còn mấy quan trọng. Ngược lại, khả năng duy trì lợi nhuận và động lực tăng trưởng trong dài hạn mới là điều đáng ngại.

Đối với NHH, sản phẩm cung cấp cho Honda Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu đang trở thành rủi ro với chính công ty khi chính sách mua hàng của đối tác thay đổi. Bên cạnh đó, bài toán cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành ngày càng gay gắt trong bối cảnh thị trường xe máy đang đi đến ngưỡng bão hòa. Mặt khác, các đối tác đang muốn các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm giá rẻ hơn.

Biên lãi gộp NHH giảm từ mức 19% xuống còn 16,7% trong năm 2016 là nguyên nhân khiến lợi nhuận suy giảm.

Đối mặt với những khó khăn gia tăng, ban lãnh đạo NHH đã đặt kế hoạch kinh doanh sụt giảm với doanh thu giảm 5,5% còn 850 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế đạt 44 tỷ đồng, giảm gần 40% so với năm 2016. Kế hoạch này là tương đối thận trọng. Dù vậy, con số công bố trong 6 tháng đầu năm nay của NHH cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của NHH đã giảm lần lượt 8,3% và14% so với mức thực hiện được cùng kỳ.

Cũng như NHH, FT1 cũng đã đưa ra một kế hoạch kinh doanh không mấy khả quan trong năm nay. Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần tăng 2,7% nhưng lợi nhuận sau thuế lại 25% so với con số thực hiện được trong năm 2016.

Nguyên nhân được ban điều hành Futu 1 đưa ra cũng khá tương đồng với NHH. Với cam kết giảm giá bán từ 10%-30% trong những năm tiếp theo khi ký hợp đồng chính thức với các đối tác lớn như Honda Việt Nam, Yamaha, Atsumitec Việt Nam,…dẫn đến chi phí tăng cao và lợi nhuận giảm sút.

FT1 chưa công bố BCTC bán niên 2017.

Rõ ràng, cả NHH hay FT1 vẫn đang cho thấy họ là bộ đôi trong ngành công nghiệp phụ trợ đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả tương đối cao so với mặt bằng chung. Dù vậy, bài toán phát triển bền vững vẫn chưa có lời giải sẽ tác động dài hạn đến sức hấp dẫn của cặp đôi này khi chào sàn.

HOÀNG TRUNG (Trí thức trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement