Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Công Thương nói gì về nguồn cung xăng dầu?

Chiều 12/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trọng tâm là cung cấp thông tin về vấn đề xăng dầu.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam khan hiếm nguồn cung, buộc phải tạm ngừng kinh doanh.

Mở đầu họp báo, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, cho biết thời gian qua có hiện tượng một số doanh nghiệp xin đóng cửa tạm ngừng kinh doanh tập trung tại khu vực phía Nam.

Bộ Công Thương họp báo về nguồn cung xăng dầu - Ảnh 1.

Họp báo Bộ Công Thương chiều 12/10. Ảnh: Minh Khánh.

Nguyên nhân do từ đầu năm 2022 đến nay thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quý II, do lo ngại nguồn cung thiếu hụt từ Nghi Sơn, doanh nghiệp đầu mối đẩy mạnh nhập khẩu giữa bối cảnh giá cả thế giới tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Trong quý III, việc giá xăng dầu thế giới quay đầu giảm mạnh khiến giá bán lẻ trong nước cũng đảo chiều, đẩy doanh nghiệp thua lỗ lớn buộc phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, nhập khẩu cầm chừng. Tình trạng một số doanh nghiệp bị tước giấy phép tạm thời hay không thực hiện được thông quan do chưa kết nối phần mềm kiểm tra điện tử cũng là yếu tố tác động đến thị trường trong nước.

Việc kinh doanh thua lỗ từ tất cả các khâu từ đầu mối, phân phối cho đến đại lý buộc doanh nghiệp phải giảm chiết khấu để hạn chế hoạt động lấy hàng của đại lý bán lẻ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ và cắt giảm sản lượng kinh doanh.

Ngoài ra, việc tín dụng bị thắt chặt trong khi giá xăng dầu tăng, tỷ giá hối đoái giữa USD và VNĐ tăng ảnh hưởng đến giá nhập khẩu, khó tiếp cận nguồn ngoại tệ khiến đầu mối không đủ tài chính để nhập hàng với khối lượng như trước, chủ yếu duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối trực thuộc và lượng dự trữ tồn kho theo quy định.

Thứ tư, chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam tăng cao trong khi chi phí này chưa tính đủ vào giá cơ sở do Nhà nước điều hành nên doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu để giảm thua lỗ.

Bộ Công Thương họp báo về nguồn cung xăng dầu - Ảnh 2.

Những ngày qua, từ sáng sớm người dân đã tập trung đông tại các cửa hàng xăng dầu. Ảnh: VTC News

Thứ năm, một số doanh nghiệp đầu mối phía Nam bị tước giấy phép trong khoảng 1-1,5 tháng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Cuối cùng, việc mưa bão ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng từ nhà máy sản xuất trong nước, từ đó làm chậm nguồn cung hàng.

Thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục rà chi phí cơ cấu tính giá. Sau ngày 11/10, Bộ đã bước đầu ra soát và điều chỉnh chi phí. Tuy nhiên hiện nay chi phí tiếp tục tăng rất mạnh, theo đó Bộ sẽ tiếp tục tính toán với Bộ Tài chính tăng chi phí cơ sở. Bộ cũng đề nghị 2 nhà máy lọc dầu giao hàng nhanh cho các doanh nghiệp đầu mối đang gặp khó khăn về nguồn cung, bán hàng tại khu vực thiếu hàng cục bộ.

Đặc biệt, tăng sản lượng sản xuất xăng cho thị trường trong nước. Rà soát nhập khẩu, tổng nguồn và có phân giao phù hợp cho thương nhân đầu mối trong quý IV. Kết hợp rà soát sửa đổi trong việc điều hành giá xăng dầu như tăng quyền cho doanh nghiệp đầu mối, tăng thời gian điều hành, quyền của công ty con về vấn đề phân phối. Bộ đề nghị UBND các tỉnh tạo điều kiện thông quan, nhập khẩu hàng hóa, đồng thời cho xe chở xăng dầu được lưu thông giờ cao điểm, theo Zing.

Tính đến tối 11/10, Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết có 137/550 cửa hàng tạm hết xăng dầu chủ yếu ở huyện Hóc Môn có 18 cửa hàng; huyện Củ Chi và quận Bình Tân có 16 cửa hàng; TP Thủ Đức có 15 cửa hàng; quận 12, Bình Thạnh có 10 cửa hàng...

Trong thông báo phát đi ngày 10/10, Bộ Công Thương khẳng định hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk... không phải phổ biến. "Có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động", cơ quan này dẫn chứng.

Theo Bộ Công thương, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.

Cũng theo Bộ Công thương, báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối cho thấy lượng tồn kho của một số doanh nghiệp xăng dầu lớn vẫn đang được duy trì và bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng trong hệ thống.

Chẳng hạn, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tồn kho đến ngày 8.10 là khoảng 489.000 m³, trong đó, có 208.000 m³ xăng và 280.000 m³ dầu); Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) còn khoảng 230.000 m³; Công ty xăng dầu Quân đội còn khoảng 19.000 m³; Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) còn khoảng 11.000 m³; Công ty CP thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex Đồng Tháp) còn khoảng 45.000 m³; Tổng công ty thương mại XNK Thanh Lễ còn khoảng 60.000 m³...

Với nhu cầu tiêu dùng cả nước mỗi năm 20,5-21 triệu m³, tấn, hiện nguồn cung từ sản xuất trong nước đáp ứng 70% cầu tiêu dùng cả nước. Do đó, 30% còn lại vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm từ các nước.

Trong hệ thống phân phối xăng dầu, Việt Nam có 36 doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu, 500 đơn vị phân phối và khoảng 17.000 cửa hàng bán lẻ.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement