Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bộ Công Thương nói gì về giá bán lẻ điện mới

Chính sách - Hạ tầng

14/08/2020 12:52

Dự thảo về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Bộ công thương gây nhiều ý kiến trái chiều đặc biệt là phương án “điện một giá”.

Bộ Công Thương vừa công bố Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để lấy kiến. Theo đó, khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng biểu giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc 1 giá để phù hợp với mức tiêu thụ điện của khách hàng, mức điện một giá bằng 145% – 155% giá bán lẻ điện bình quân. Ngay sau khi được đưa ra, dự thảo nhận sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận. 

Mới đây, Bộ Công Thương đã phát đi văn bản giải thích rõ hơn những rắc rối xung quanh Dự thảo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới. Theo bộ này, đa số các khách hàng sử dụng điện dưới 600 kWh mỗi tháng nên chi phí tiền điện sẽ giảm so với hiện hành. Riêng nhóm khách hàng sử dụng 300kWh/tháng sẽ bị tăng do bị ghép bậc tính giá mới. Còn với nhóm khách hàng dùng nhiều điện, việc chọn một giá sẽ có lợi.

Theo các phương án về dự thảo giá điện mới thì: Phương án 1: cải tiến từ biểu giá 6 bậc hiện hành xuống còn 5 bậc; phương án 2A: cải tiến 6 bậc xuống còn 5 bậc (riêng bậc 701kWh trở lên 275% giá bình quân hiện hành) hoặc đồng giá 145%. Phương án 2B: đồng giá 155% so với giá bình quân hiện hành và cải tiến sáu bậc xuống còn năm bậc (riêng bậc 701kWh trở lên bằng 185% giá bình quân hiện hành).

Dự thảo giá điện mới của Bộ công thương gây nhiều ý kiến trái chiều. 
Dự thảo giá điện mới của Bộ công thương gây nhiều ý kiến trái chiều. 

Tất cả các phương án nói trên đều được Bộ Công Thương đưa ra để lấy ý kiến. Trong đó biểu giá ở 4 bậc thang đầu tiên của phương án 2A và phương án 2B giống như phương án 1. Biểu giá điện ở phương án 2A và 2B lần lượt được đề xuất ở mức 145% và 155% giá bình quân.

Tương ứng với mỗi phương án thì giá điện tại bậc thang thứ 5 sẽ được tính toán lại để giá điện sinh hoạt bình quân không đổi. Khách hàng tùy theo lượng điện tiêu thụ thực tế có quyền lựa chọn áp dụng biểu giá theo 5 bậc thang hoặc 1 giá. Mỗi lần chuyển đổi giữa 2 phương thức tối thiểu là 12 tháng.

Các khách hàng sử dụng điện trung bình hàng tháng dưới 700 kWh (chiếm trên  tỷ lệ trên 98% tổng số khách hàng) trong các phương án 1, phương án 2A và 2B có chi phí trả tiền điện bằng nhau do giá 4 bậc thang đầu của phương án 1 và phương án 2A và 2B là giống nhau.

Trên cơ sở số liệu thực tế sử dụng của các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đã tổng hợp chi phí tiền điện của các khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt và ra tính toán như sau:

Bảng tính toán chi tiết chi phí sử dụng tiền điện hàng tháng của các hộ gia đình theo từng phương án cũ, mới (dự kiến). Nguồn: Bộ Công Thương 
Bảng tính toán chi tiết chi phí sử dụng tiền điện hàng tháng của các hộ gia đình theo từng phương án cũ, mới (dự kiến). Nguồn: Bộ Công Thương 

Đối với tất cả các phương án: Đa số các khách hàng sử dụng dưới 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm so với giá điện hiện hành (từ 2.800 - 12.800 đồng). Cụ thể:

Khách hàng sử dụng 100 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng;

Khách hàng sử dụng 200 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng;

Khách hàng sử dụng 400 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 12.800 đồng;

Khách hàng sử dụng 500 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 7.200 đồng;

Khách hàng sử dụng 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 1.600 đồng

Riêng các khách hàng nếu sử dụng ở mức 300 kWh chi phí tiền điện sẽ tăng do ghép bậc 201-300 kWh và 301-400 kWh thành bậc mới. Số tiền phải trả tăng thêm khi sử dụng ở mức 300 kWh là 7.100 đồng.

Phương án 1 và Phương án 2A, 2B đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau.

Bộ Công Thương cho biết, nếu Phương án 2A và 2B được áp dụng, khi khách hàng lựa chọn biểu giá theo phương án một giá sẽ hạn chế những nhược điểm của giá điện bậc thang. Đặc biệt là những khách hàng sử dụng điện ở mức cao. Hay nói khác đi, nếu chọn một giá, khách hàng dùng nhiều điện sẽ có lợi vì được hưởng mức giá “cào bằng” , đi ngược lại chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ.

Cụ thể, nếu giá điện một giá  ở mức bằng 145% giá điện bình quân (Phương án 2A) thì các khách hàng sử dụng điện trên 800 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang. Tương tự nếu giá điện một giá ở mức bằng 155% giá điện bình quân (Phương án 2B) thì các khách hàng sử dụng điện trên 1.100 kWh khi lựa chọn 1 giá sẽ  có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang.

Trước dự thảo trên theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, thì đây là mức giá quá cao so với giá bình quân bán lẻ điện hiện hành và giá bán lẻ điện sinh hoạt của chính hai phương án bậc thang trong phương án 2A và 2B.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân hiện hành là 2.018 đồng/kWh chỉ cao hơn 8% trong khi phương án giá điện một giá đang đề xuất là 2.703 đồng/kWh và 2.889 đồng/kWh, cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 145% và 155%. Điều này là bất hợp lý bởi nó phá vỡ nguyên tắc của chính Bộ Công Thương đưa ra là “cải tiến nhưng không làm tăng giá bình quân hiện hành”. Điều này cần được giải thích một cách minh bạch và cần được tính toán lại.

Ông Thỏa chia sẻ tại Diễn đàn doanh nghiệp thì với phương án một giá như Dự thảo nêu sẽ tác động bất lợi đến đại bộ phận các hộ khách hàng tiêu dùng điện trong xã hội nếu chọn phương án điện một giá thay cho biểu giá bậc thang. Cụ thể, nếu so với biểu giá bậc thang đang áp dụng, nếu áp dụng giá điện một giá thì 92,9% số hộ tiêu dùng điện phải trả tiền tăng thêm từ 16.700 -51.250 đồng/hộ/tháng (với phương án 2A) và 35.300– 60.550 đồng/hộ/tháng (với phương án 2B); còn lại 7,1% số hộ tiêu dùng điện sẽ được giảm giá tiền điện.

Nếu so với biểu giá bậc thang dự kiến và một giá dự kiến thì 92,9% số hộ dùng điện phải trả tiền điện tăng thêm từ 15.000– 102.000 đồng/hộ/tháng (với phương án 2A) và tăng từ 52.000 – 122.100 đồng/hộ/tháng (với phương án 2B); còn lại 7,1% hộ dùng điện được giảm từ 83.000 – 240.000 đồng/hộ/tháng (với phương án 2A) và 27.900 – 355.000 đồng/hộ/tháng (với phương án 2B).

Chúng ta cần tiếp tục thực hiện cải tiến Biểu giá điện để phù hợp với cấp độ thị trường, đặc biệt là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để người tiêu dùng được lựa chọn người cung ứng, giá và dịch vụ cung ứng điện.Cụ thể, mức giá đó phải phản ánh đúng – đủ – hợp lý chi phí cung ứng điện và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường, đáp ứng được mức giá hợp lý với đại bộ phận khách hàng tiêu dùng điện trong xã hội.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement