26/08/2020 12:44
Bloomberg nói về kinh tế Việt Nam qua 2 đợt bùng phát đại dịch COVID-19
Dù chống dịch tốt, kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều thương tổn khi thị trường xuất khẩu trầm lắng, ngành du lịch đợi khách suốt nửa năm nay.
Trong ba thập kỷ qua, Việt Nam được biết đến những tin tức kinh tế tốt hoặc tuyệt vời. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định với tư cách là một nước mạnh về xuất khẩu nhờ chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên Bloomberg cho rằng: “Đại dịch COVID-19 đã thay đổi tất cả”.
Kinh tế Việt Nam gặp trận “sóng thần”
Với việc các công ty may mặc bị sụt giảm đơn hàng và các lĩnh vực khác bị sụt giảm xuất khẩu đột ngột, người lao động Việt Nam đang phải chịu đựng những mặt trái của nền kinh tế toàn cầu.Suy thoái kinh tế ở Mỹ và các thị trường khác mà Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, đang dễ đượccảm nhậntrên đường phố TP.HCM và Hà Nội, cũng như các các trung tâm du lịch.
Chị Lê Thị Hoa, người bán dứa và xoài cắt lát bên ngoài chợ Bến Thành, là một trong số những người đang tự hỏi thời làm ăn khắm khá trước đó đã đi về đâu.
“Giờ đây mọi người không ai ra ngoài. Tôi chỉ có thể bán được khoảng 1/3 so với trước khi có dịch”. Chị Hoa vừa đeo khẩu trang, ngồi trên chiếc ghế nhựa cạnh giỏ trái cây trước một nhà hàng hải sản đã đóng cửa, vừa nói.
Nhóm lao động phổ thông là đối tượng dễ bị tổn thương vì ảnh hưởng của COVID-19. Ảnh: Tất Đạt |
Việt Nam là một trong những ngôi sao của toàn cầu hóa, chuyển mình từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thành một cường quốc sản xuất trong vòng vài thập kỷ qua.Vớixuất khẩutương đương quy mô GDP, Việt Nam đã chứng kiến nền kinh tế của mình tăng trưởng nhanh ở mức 7,02% trong năm 2019, năm mà địa chính trị và kinh tế thế giới đều bất ổn.
Nhưng Việt Nam cũng đang chuẩn bị cho mức tăng trưởng chậm nhất trong hai thập kỷ qua, được dự báo là chỉ khoảng 2,4% trong năm nay.Số liệu mới nhất là vào quý II/2020, GDP chỉ tăng 0,36% so với năm trước.
Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành của Infocus Mekong Research, đã sống ở Việt Nam từ năm 1994, cho biết: “Việt Nam đã trải qua một trận ‘sóng thần’ trong 30 năm qua. Đây là lần đầu tiên kể từ khi gia nhập cộng đồng kinh tế toàn cầu 20 năm trước, Việt Nam phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế đáng kể”.
Sự sụt giảm đột ngột của kinh tế Việt Nam cho thấy sức tàn phá to lớn của COVID-19, ngay cả những quốc gia tương đối thành công trong việc ngăn chặn virus cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng kinh tế của nó.Sian Fenner, nhà kinh tế học tại Oxford Economics, có trụ sở tại Singapore, dự báo thương mại toàn cầu sẽ giảm 8% vào năm 2020.
“Các quốc gia định hướng xuất khẩu sẽ vẫn dễ bị tổn thương”, vị này cho biết.
Tháng 4/2020, xuất khẩu của Việt Namgiảm mạnh14% so với năm ngoái, giảm tiếp 12,4% trong tháng 5, do thương mại toàn cầu đi vào bế tắc. Đến hết tháng 7, xuất khẩuchỉ tăng 1,5%so với 8% của cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu giảm kỷ lục
Việt Nam đang chống chọi với COVID-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng và lan sang 14 tỉnh, thành. Điều này đã khiến quốc tếnểphục về công tác ngăn chặn dịch bệnh.Truyền thông quốc tế công nhận Việt Nam đã áp dụng các biện pháp chống dịch cứng rắn, nhưng vẫn linh hoạt, khi cho phép các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục hoạt động.
Mặc dù Việt Nam đang ở trong tình trạng tốt hơn so với các nền kinh tế khác ở châu Á, nhưng việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài và ngành du lịch đã khiến gần trăm triệu dân khó tránh khỏi biến động toàn cầu lần àny.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một bánh răng then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Đây là nơi quy tụ của nhà máy Intel,Samsung Electronics vàLG Electronics, cũng như hàng loạt nhà sản xuất điện tử và hàng may mặc khác.Xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 đạt 264,3 tỷ USD, tăng gấp 4 lần kể từ năm 2008. Mức lương trung bình hàng năm tăng từ 27 triệu đồng lên khoảng 65 triệu đồng trong giai đoạn đó.
Ngành sản xuất hàng may mặc với đặc điểm trưng dụng lao động phổ thông đã chịu nhiều tổn thương. Ảnh: Bloomberg. |
Tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, thị trường lớn nhất, đã chậm lại trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.Hoạt động này chỉ tăng 14,6%, bằng một nửa tốc độ tăng trưởng trong năm 2019.
Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, chẳng hạn như hàng may mặc, ngành đang sử dụng hàng triệu lao động phổ thông.Dây chuyền của Samsung tại Việt Nam với các sản phẩm điện tử chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước vào năm ngoái, đã điều chỉnh dự báo xuất khẩu năm 2020 khoảng 45,5 tỷ USD, giảm 13,5 tỷ USD so với năm 2019.
63% người Việt muốn vay vốn
Không chỉ có ngành sản xuất và xuất khẩu chịu nhiều tổn thương, ngành du lịch chiếm khoảng 9% GDP, cũng đã giảm 55,4% doanh thu trong 7 tháng đầu năm.Ngành lữ hành và khách sạn với gần 1/3 lao động đang làm việc, phải chịu đựng tìnhtrạng suy thoáivề tài chínhtrong suốt nửa đầu năm nay.
Fred Burke, đối tác quản lý của Công ty luật Baker McKenzie ở TP.HCM, cho biết với hàng triệu lao động phổ thông đang thiếu việc làm, nhiều địa phương đang lo lắng về khả năng gây ra bất ổn xã hội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã yêu cầu các thành viên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam không sa thải công nhân, mà hãy giữ họ càng lâu càng tốt.
Khẩu trang hiện diện mọi lúc mọi nơi báo hiệu một cuộc sống "bình thường mới". Ảnh: Bloomberg |
Theo Infocus Mekong Research, với hệ quả còn để lại từ đợt giãn cách xã hội hồi tháng 4 và sức mua của người tiêu dùng đang ở mức thấp nhất trong 25 năm, kinh tế Việt Nam sẽ còn gặp không ít khó khăn trong thời gian tới.
Đơn vị này thống kê, hơn 2/3 người Việt Nam đang trì hoãn hoặc quyết định không thực hiện các giao dịch mua sắm có giá trị lớn.Bên cạnh đó, 63% người Việt Nam đang cân nhắc vay vốn để đảm bảo có chỗ dựa tài chính cho những tháng cuối năm.
"Mọi người đều tiết kiệm và chúng tôi không đi chơi nhiều. Thu nhập ngày càng giảm, mọi người đang nghĩ đến cách kiếm thêm tiền thông qua việc bán hàng trực tuyến, hoặc kiếm một công việc bán thời gian thứ hai.Một cuộc sống mới đối với mọi người đang diễn ra”, giám đốc điều hành của một nhà sản xuất hàng may mặc tại TP.HCM chia sẻ.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement