McKinsey đánh giá: "Nhiều nước châu Á chưa có cơ hội tiếp cận với gói tài chính quy mô lớn trên thị trường vốn, còn giới đầu tư lại đang thiếu các công cụ tài chính để triển khai các khoản tiết kiệm dài hạn".
Các nền kinh tế như Việt Nam hay Indonesia chắc chắn có thể dành số tiền khổng lồ này để giúp hàng triệu người thoát nghèo và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, McKinsey nhận xét.
Trong báo cáo này, McKinsey xem xét các thước đo hiệu suất chính đối với 12 nền kinh tế lớn của châu Á. Các chuyên gia đi đến kết luận, trong khi Nhật hay Úc đã có vị trí khá cao, thì những nước như Trung Quốc hay Việt Nam còn khá nhiều việc phải làm để huy động vốn tiết kiệm của người dân.
Nhiều nhà đầu tư ở châu Á cũng như ở các thị trường mới nổi khác rótphần lớn tiền tiết kiệm vào các tài sản vật chất như bất động sản,vàng haygửi ngân hàng.
Nguyên nhân một phần là do thanh khoản thị trường trái phiếu chính phủ thấp. Đây là một vấn đề có thể giải quyết được nếu các chính phủ châu Á chuyển sang bán trái phiếu tiêu chuẩn (benchmark bond) với lượng lớn hơn, thay vì bán nhiều loại trái phiếu ít được giao dịch.
McKinsey cho biết, việc cho niêm yếtcác doanh nghiệp quốc doanh cũng có thể thu hút các nhà đầu tư vào thị trường vốn, như cách mà các nước châu Âu đã làm trong cácđợt tư nhân hóa những năm 1970 và 1980.
McKinsey cũng đề xuất rằng chính phủ nên yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh gõ cửa thị trường nợ để gọi vốn thay vì tìm kiếm các khoản cho vay đảm bảo từ ngân hàng, đồng thời bớt dựa vào các tập đoàn lớn mà hiếm khi cần các sản phẩm từ thị trường vốn.