Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

BID, VCB, TCB, MBB sẽ lãi mạnh năm 2021?

Chứng khoán

03/03/2021 18:27

CTCP Chứng khoán SSI (Mã CK: SSI) mới đây đã công bố loạt báo cáo phân tích về triển vọng tăng trưởng của một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Techcombank và MBBank.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của BIDV được dự báo tăng trưởng tới 46,4% so với cùng kỳ (Nguồn: Internet)

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của BIDV được dự báo tăng trưởng tới 46,4% so với cùng kỳ (Nguồn: Internet)

Theo đó, lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2021 của các ngân hàng đều được dự báo tăng trưởng mạnh với 2 chữ số.

BIDV: LNTT ước đạt 13.500 tỉ đồng, tăng 46,4%

Trong Quý 4/2020, biên lãi ròng (NIM) của BIDV đã tăng 0,33% so với quý trước, giúp thu nhập lãi thuần và tổng thu nhập hoạt động lần lượt tăng 10,3% và 11,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, LNTT chỉ là 2.200 tỉ đồng (giảm 42% so với cùng kỳ) do trích lập dự phòng tín dụng tăng 93%.

Tính chung cả năm 2020, LNTT của BIDV chỉ đạt 9.210 tỉ đồng, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2019; ROE giảm xuống mức thấp nhất trong 15 năm là 9,45%.

SSI cho rằng, việc tăng trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu có tác động khá tích cực đến chất lượng tài sản của BIDV, khi tỷ lệ nợ xấu (bao gồm trái phiếu VAMC) và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLC) đều ở mức tốt nhất trong 6 năm qua.

Theo dự báo của SSI, năm 2021, LNTT của BIDV có thể đạt 13.500 tỉ đồng, tăng 46,4% so với năm 2020. Những năm sau đó, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào khả năng tăng vốn và đây sẽ là yếu tố chính hỗ trợ tăng giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó SSI cũng đưa ra một số giả định trong năm 2021 đối với BIDV như tăng trưởng tín dụng đạt 10% và tăng trưởng tiền gửi đạt 11,8% so với đầu năm. NIM chỉ tăng 0,04% do áp lực huy động vốn để đạt tỷ lệ LDR 85% và việc phát hành trái phiếu cấp 2 hỗ trợ CAR. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,6%, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đi ngang ở mức 88% và chi phí dự phòng giảm 10% so với cùng kỳ (tương đương 2.300 tỉ đồng).

Vietcombank: LNTT ước đạt 29.300 tỉ đồng, tăng 27,3%

Năm 2021, ban lãnh đạo của Vietcombank đặt kế hoạch tăng trưởng tài sản, tiền gửi và tín dụng lần lượt là 6%, 8% và 12% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và NIM dự kiến lần lượt là dưới 1% và 3,1%. LNTT dự kiến tăng 12% lên mức 25.200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, SSI dự báo LNTT năm 2021 của Vietcombank sẽ đạt 29.300 tỉ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ, với giả định tăng trưởng tài sản, tiền gửi và tín dụng lần lượt là 14%, 10,9% và 12,8% so với cùng kỳ.

NIM sẽ tăng nhẹ lên 3,03% với chi phí vốn được cải thiện và tốc độ tăng trưởng cho vay liên ngân hàng thấp hơn; NII sẽ tăng 16,4%; thu nhập phí ròng sẽ tăng 8,2%, nhờ bancassurance (tăng 60%) và dịch vụ thanh toán (tăng 20%), trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 2,9% so với cùng kỳ.

Hệ số CIR của Vietcombank ước tính tăng lên 34%, do chi phí nhân viên sẽ tăng trở lại mức trước dịch Covid-19 và tiếp tục đầu tư vào số hóa. Trong khi đó, chi phí trích lập dự phòng ước tính giảm 19,5% so với cùng kỳ, với tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu tương đương mức năm 2020 và khả năng nợ xấu mới hình thành thấp hơn trong năm 2021.

Techcombank: LNTT ước đạt 18.500 tỉ đồng, tăng 17,1%

Năm 2021, ban lãnh đạo của Techcombank kỳ vọng nhu cầu tín dụng từ phân khúc bán lẻ phục hồi, đặc biệt là cho vay mua nhà và ô tô. Chi phí vốn ước tính giảm hơn nữa do môi trường lãi suất thấp kéo dài và kết hợp với nguồn vốn CASA tăng. Tuy nhiên, NIM dự kiến đi ngang do áp lực cạnh tranh về tiền gửi và cho vay. Hệ số CIR và tỷ lệ nợ xấu dự kiến tăng do tiếp tục đầu tư vào số hóa cũng như tỷ lệ nợ xấu mới hình thành gia tăng.

Theo ước tính của SSI, LNTT năm 2021 của Techcombank sẽ đạt 18.500 tỉ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ, dựa trên tín dụng, tiền gửi của khách hàng, và tài sản lần lượt tăng 18,4%, 16,3% và 14,3%.

Chỉ số NIM của Techcombak sẽ tăng nhẹ lên 5% do chi phí vốn cải thiện; tăng tưởng thu nhập lãi ròng ước đạt 17,1% so với cùng kỳ; thu nhập phí ròng tăng 16,6% nhờ kinh doanh bảo hiểm và trái phiếu doanh nghiệp, trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ - mức cao trong năm 2020. Chỉ số CIR ở mức 33,5% do tác động của giá tăng đầu tư số hóa, chi phí dự phòng ước tính giảm 20% so với cùng kỳ.

MBBank: LNTT ước đạt 13.600 tỉ đồng, tăng 27,5%

Trong Quý 4/2020, mặc dù tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 15% so với cùng kỳ, song LNTT của MBBank chỉ tăng 5,6% - đạt 2.600 tỉ đồng. Điều này là do ngân hàng đã tích cực xử lý dư nợ có vấn đề.

Lũy kế cả năm 2020, MBBank báo lãi trước thuế 10.700 nghìn tỉ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ.

Tại ngày 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,09% - mức thấp nhất trong 13 năm qua, trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLCR) ở mức cao nhất là 134%. Dư nợ tái cấu trúc cũng giảm từ 7.000 tỉ đồng (chiếm 2,7% tổng dư nợ) vào cuối tháng 6/2020 xuống 2.500 tỉ đồng (chiếm 0,8% tổng dư nợ) vào cuối tháng 12/2020.

Nhờ những nỗ lực của ngân hàng để giải quyết tài sản có vấn đề trong Quý 4/2020, SSI cho rằng áp lực dự phòng nợ xấu sẽ thấp hơn trong năm 2021 và MBBank có thể báo lãi trước thuế 13.600 tỉ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ; tăng trưởng tín dụng, tiền gửi và tài sản lần lượt ở mức 21,5%, 17,5% và 16,3%.

Các giả định chính khác được SSI đưa ra bao gồm: NIM nới rộng 0,89% lên 4,82% nhờ chi phí vốn cải thiện và tăng trưởng cho vay bán lẻ mạnh mẽ; thu nhập phí tăng 22% so với cùng kỳ, phần lớn là nhờ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ; CIR thấp hơn ở mức 37,4% và chi phí dự phòng có thể sẽ tăng 7,4% so với cùng kỳ.

Chi phí tín dụng của MBBank được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,98% (so với 2,23% trong năm 2020), trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu sẽ được duy trì trên 100%./.

Đồng Tiến
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement