Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bí quyết để 'thủ đô' gốm sứ của Trung Quốc phát triển suốt 2.000 năm

Kinh tế thế giới

20/10/2020 12:50

Được xem như là "thủ đô' của gốm sứ Trung Quốc, trong suốt hai thiên niên kỷ, Giang Tây chỉ làm đồ thủ công bằng sứ.

Giang Tây là một thành phố đặc biệt. Sân bay ở đây có hình dáng giống như một chiếc bình, nhà ga cao tốc được lấy cảm hứng từ hai bàn tay cầm tách trà, và những cột đèn trắng dọc các con phố được trang trí bằng những hoa văn thủ công cổ điển. Đối với Giang Tây, tất cả đều quy về một thứ: đồ gốm sứ.

Thu nhập từ gốm sứ chiếm một nửa GDP của thành phố

Xiong Jianjun, người sáng lập công ty đồ sứ danh tiếng mang tên mình, cho biết: “Tôi đoán, không có nơi nào khác có thể tồn tại suốt 2.000 năm, mà chỉ làm duy nhất một việc”.

Theo số liệu chính thức vào năm 2019, gần 15% trong tổng số 1,1 triệu cư dân của thành phố này đã làm việc trực tiếp cho hơn 6.700 công ty sứ. Đồng thời, ngành sứ cũng chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội 92,6 tỷ NDT (khoảng 13,8 tỷ USD) của Giang Tây.

Theo bảo tàng dân gian địa phương, các nghiên cứu khảo cổ đã xác định rằng, Giang Tây được xem là “thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới” vào cuối triều đại nhà Hán, khoảng năm 150 sau Công nguyên.

Cheng Peng (phải) bán sản phẩm của hàng chục nhà thiết kế, trong đó có Tart Bro (trái). Ảnh: Zigor Aldama
Cheng Peng (phải) bán sản phẩm của hàng chục nhà thiết kế, trong đó có Tart Bro (trái). Ảnh: Zigor Aldama

Một cuộc triển lãm giải thích: “Các nghệ nhân là những người đầu tiên phân công lao động, nhưng chỉ vào triều đại nhà Tống (năm 960-1279) thì Giang Tây, thành phố ven sông và nằm giữa những ngọn núi tươi tốt, mới bắt đầu sản xuất đồ sứ theo yêu cầu của hoàng đế”.

"Thật không may, sau khi chính sách cải cách và mở cửa được ban hành vào những năm 1980, thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn", Cheng Peng, chủ sở hữu của nhà bán lẻ trực tuyến Yuanlaishini, và là một trong nhiều doanh nhân địa phương đang tiếp thêm sinh lực cho ngành gốm sứ cho biết.

Ông chia sẻ thêm: “Mọi người đều muốn kiếm tiền dễ dàng nên không còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, những kỹ năng quý giá chỉ có ở Giang Tây đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Tuy nhiên, chính phủ đã nhận ra rằng, đổi mới là cách duy nhất để cạnh tranh với đồ giá rẻ từ Đức Hoa hay Triều Châu. Do đó, các nhà chức trách đang khuyến khích việc khôi phục các kỹ thuật cổ và phát triển các thiết kế mới, hiện đại, hấp dẫn hơn trên toàn cầu”.

Công việc kinh doanh của Xiong tập trung vào công ty trước đây.

Ông nói: “Vào năm 1998, Bảo tàng Cung điện (ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh) đã đến gặp chúng tôi và yêu cầu sao chép trung thực một số mảnh bị mất”. Ông vừa nói vừa khoe ba cái lò mà ông đã làm, theo các thông số kỹ thuật được sử dụng khi làm lò trong các triều đại nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.

 “Vì vậy, chúng tôi đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để phục hồi kỹ thuật tráng men sứ truyền thống và chúng tôi đã chế tạo thành công sáu chiếc vào năm 2006”, ông cho biết.

Một công nhân Giang Tây  với chiếc cốc sứ. Ảnh: Zigor Aldama
Một công nhân Giang Tây  với chiếc cốc sứ. Ảnh: Zigor Aldama

Tổ tiên của Xiong là nghệ nhân đồ sứ, nhưng hai người con của ông học nghệ thuật ở Bắc Kinh và Hàng Châu.

“Chúng ghét những gì tôi làm”, ông nói.

“Có một khoảng cách thế hệ lớn giữa chúng tôi. Với đám trẻ, tôi là quá khứ”. Ông nói, sau đó lấy điện thoại thông minh của mình ra và nhìn vào một số tác phẩm đương đại của con mình. “Tôi không thích những thứ này, nhưng tôi không thể phủ nhận nhu cầu về chúng”, ông nhún vai.

Ran Xiangfei, một kỹ sư công nghiệp, chuyển đến Giang Tây vào năm 2014. Sau khi tham gia một chương trình giao lưu với Royal Delft - nhà sản xuất đồ sứ trắng xanh nổi tiếng ở Hà Lan - anh đã mở một studio sử dụng kỹ thuật hấp cũ của sứ gạo.

“Tôi đến đây để thoát khỏi cuộc sống thành thị. Ban đầu, tôi nghĩ rằng, đồ sành sứ chỉ là một vật liệu”, anh nói. “Nhưng còn nhiều điều đặc biệt hơn ở phía sau, vì các đặc tính của chúng sẽ thay đổi khi được uốn nắn đúng cách. Vì vậy, tôi quyết định mở một phòng thí nghiệm và thử nghiệm các kỹ thuật mới, chẳng hạn như thiết kế máy tính và in 3D”.

Kể từ đó, ông đã cho ra đời thương hiệu bộ đồ ăn đặc trưng mang tên Royoko. Thương hiệu này đã được giới trẻ ưa chuộng ở các thành phố lớn của Trung Quốc.

Trong khi những đồ sành sứ rẻ nhất được trát hoa văn bằng giấy, những mảnh sành sứ có giá trị hơn được vẽ bằng tay. Ảnh: Zigor Aldama
Trong khi những đồ sành sứ rẻ nhất được trát hoa văn bằng giấy, những mảnh sành sứ có giá trị hơn được vẽ bằng tay. Ảnh: Zigor Aldama

Hiện đại hóa để bắt kịp xu thế 

 Đến năm 2002, chính phủ đã loại bỏ hầu hết các lò đốt bằng gỗ, như một phần của các biện pháp cải thiện chất lượng không khí. Sau đó vào năm ngoái, trong nỗ lực cân bằng giữa tính bền vững và phát triển kinh tế, các nhà chức trách đã công bố dự án xây dựng khu thí điểm kế thừa và đổi mới văn hóa gốm sứ quốc gia.

“Theo kế hoạch, Giang Tây sẽ trở thành trung tâm văn hóa gốm sứ thế giới vào năm 2035,” Giám đốc Ủy ban cải cách và phát triển tỉnh - Zhang Heping, nói với Tân Hoa xã.

Taoxichuan là địa điểm được khôi phục từ nhà máy sứ Yuzhou trước đây. Hiện tại, nó là một con phố gồm các phòng trưng bày, cửa hàng cao cấp và được xem là hiện thân của con đường Giang Tây.

Theo xu hướng do “Khu nghệ thuật 798” của Bắc Kinh khởi xướng, vào năm 2013, 450 triệu NDT đã được đầu tư để biến khu công nghiệp cũ, từng là nơi có 22 lò hun khói, thành địa điểm thời thượng cho các nghệ sĩ trẻ, trong đó doanh nhân Cheng Peng đang tận dụng tối đa lợi thế này.

Cheng cho biết: “Thành phố đang cố gắng chuyển một số nền kinh tế sang định hướng du lịch”. Và nói thêm: “Chúng ta cần phải đa dạng hóa nếu muốn phát triển mạnh trong thế kỷ 21”.

Zhu Simin trộn tro từ ác loại thực thực vật khác nhau để tạo màu sắc cho đồ sứ. Ảnh: Zigor Aldama.
Zhu Simin trộn tro từ ác loại thực thực vật khác nhau để tạo màu sắc cho đồ sứ. Ảnh: Zigor Aldama.

Một hỗn hợp lỏng của thạch anh, fenspat và các chất khác được sử dụng để làm kín đồ đất nung, tạo cho nó một kết cấu thủy tinh và làm cho nó không thấm nước. Loại men cơ bản là kem đơn sắc, nhưng Giang Tây nổi tiếng với đồ sứ đầy màu sắc được làm bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Zhu Simin, con gái của một nhà địa chất, trộn tro từ các loại thực vật khác nhau để tạo ra các sắc thái màu nâu và xanh lá cây trên những chiếc cốc mỏng manh của cô. “Tôi đã nghiên cứu rất nhiều để tạo hình các đồ vật”, cô nói và chỉ tay vào các hình tam giác bằng sành, được đánh số với nhiều màu sắc và hiệu ứng khác nhau.

Một công nhân tráng men sứ tại nhà máy Zhen Rutang ở Giang Tây. Ảnh: Zigor Aldama
Một công nhân tráng men sứ tại nhà máy Zhen Rutang ở Giang Tây. Ảnh: Zigor Aldama

Li Siqi và Ouyang Ningyuan lần lượt tốt nghiệp Học viện gốm Giang Tây vào năm 2018 và 2019, hiện đang thiết kế và sản xuất phụ kiện. Đôi hoa tai mà họ thiết kế là món đồ yêu thích của du khách đến chợ đêm Giang Tây. Nhưng có một thực tế là, số tiền họ kiếm được không đủ để trang trải cuộc sống.

“Giá rất thấp vì thị trường bão hòa. Chúng tôi thường nghĩ đến việc từ bỏ vì thậm chí không kiếm đủ ăn, nhưng sau đó một đơn đặt hàng lớn đến và mang lại hy vọng một lần nữa”, Ouyang nói. Mục đích của họ là chuyển sang thị trường cao cấp và bắt đầu bán hàng trên WeChat. 

Li Siqi (trái) và Ouyang Ningyuan (phải) đã từng nghĩ đến việc bỏ nghề vì đồ sứ không lại thu nhập như họ mong muốn. Ảnh: Zigor Aldama
Li Siqi (trái) và Ouyang Ningyuan (phải) đã từng nghĩ đến việc bỏ nghề vì đồ sứ không lại thu nhập như họ mong muốn. Ảnh: Zigor Aldama

Chủ nhà máy Xiong Jianjun cho biết, cách để biết một món đồ sứ có chất lượng hay không là cầm nó lên ánh sáng và kiểm tra độ trong mờ của nó.

Ông giải thích: “Khi chúng ta trộn xương động vật vào đất sét, độ trong mờ sẽ tăng lên. Ông chỉ vào họa tiết rồng và hoa sen trên chiếc tách nhỏ và làm chúng trở nên sống động hơn khi đưa nó ra ánh sáng. Chiếc tách này được bán với giá 2.000 NDT.

Mối lo từ hàng giả và nguồn nguyên liệu cạn dần

Nhưng có một ngành kinh doanh thậm chí còn có lợi hơn, đó là hàng giả. “Sao chép đã tồn tại hàng thế kỷ qua và nhiều người đã học được những kỹ năng tốt nhất theo cách này”, Xiong nói.

“Nhưng tôi tin rằng, đó không phải là con đường lâu dài. Chúng tôi cần xây dựng thương hiệu mạnh và sản phẩm hấp dẫn”, ông chia sẻ.

Chủ nhà máy Xiong Jianjun cho biết, cách để biết một món đồ sứ có chất lượng hay không là cầm nó lên ánh sáng và kiểm tra độ trong mờ. Ảnh: Zigor Aldama
Chủ nhà máy Xiong Jianjun cho biết, cách để biết một món đồ sứ có chất lượng hay không là cầm nó lên ánh sáng và kiểm tra độ trong mờ. Ảnh: Zigor Aldama

Chen Qianjun, thuộc nhà máy Zhen Rutang, cho biết thêm: “Một số hàng giả thực sự rất khó phân biệt. Chúng giống hệt những món đồ cổ nguyên bản và có thể bán được tới 20 triệu NDT trong cuộc đấu giá”. 

Ở thị trấn Gaoling, các khu mỏ trên những ngọn đồi hầu hết đều được khai thác thành nguyên liệu thô sơ cấp cho đồ sứ, đất sét cao lanh. Tuy nhiên, với việc khai thác bị hạn chế nhiều vì lo ngại về môi trường, các nhà máy sản xuất gốm sứ của Giang Tây đang ngày càng tìm kiếm các giải pháp thay thế.

“Chúng tôi biết nó sẽ trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm, vì vậy chúng tôi đã tăng trữ lượng trong nhiều thập kỷ và hiện chúng tôi có khoảng 200 tấn trong kho”, chủ nhà máy sứ Xiong Jianjun nói.

“Chúng tôi muốn làm đồ sứ có chất lượng, tương tự với loại mà các vị hoàng đế yêu thích từ nhiều thế kỷ trước. Do đó, đất sét cao lanh là nguyên liệu quan trọng”. Chỉ vào một lô khoáng chất đã được nghiền và làm sạch sẵn sàng để sử dụng. Ông nói: “Nếu chúng tôi hết, chúng tôi sẽ phải tìm cách bí mật khai thác nó”. 

Đất sét cao lanh là nguyên liệu quan trọng để làm nên những món đồ sứ chất lượng. Ảnh: Zigor Aldama
Đất sét cao lanh là nguyên liệu quan trọng để làm nên những món đồ sứ chất lượng. Ảnh: Zigor Aldama

Trong khi đó, nhiều người trẻ quen với việc phát trực tiếp (livestream) trên các trang mạng xã hội đã nhìn thấy cơ hội phát triển từ đồ sứ Giang Tây. Họ đổ xô đến chợ đêm, hợp tác với các nhà thiết kế thời thượng, để bán trực tuyến mọi thứ từ bộ đồ ăn đến đồ trang sức.

Một người nói: “Đó là một cách để đưa sản phẩm của chúng tôi ra toàn quốc và cắt bỏ các khâu trung gian, với tỷ lệ lên tới 60%”.

Nhiều người trẻ nhận thấy cơ hội từ đồ sứ với hình thức phát trực tiếp trên các mạng xã hội. Ảnh: Zigor Aldama
Nhiều người trẻ nhận thấy cơ hội từ đồ sứ với hình thức phát trực tiếp trên các mạng xã hội. Ảnh: Zigor Aldama

Các nghệ nhân tại nhà máy của Xiong cắt và tạo hình trên đất sét. “Đó là một quy trình đòi hỏi độ chính xác cao, mà chỉ một số ít người có thể làm chủ được”, Xiong nói. Một số công nhân chuyên làm bình hoa lớn, trong khi những người khác sản xuất cốc.

Feng Donghai, người đã làm việc trong ngành đồ sứ 24 năm và hiện đang làm việc cho công ty sứ Zhen Rutang, cho biết: “Trọng lượng phải chính xác. Anh ấy dùng dao cạo để làm phẳng bề mặt của mảnh đất sét, để chúng giống ‘da em bé’ nhất có thể. Mất khoảng 30 giây để làm xong mỗi miếng và chiếc cân luôn hiển thị cùng một kết quả, 60 gram".

Mặc dù Feng phàn nàn rằng, kỹ năng của anh ta không được đánh giá cao. Nhưng những người khác cho rằng, công việc này được trả lương cao. Ran Xiangfei, người sáng lập thương hiệu bộ đồ ăn Royoko, cho biết: “Họ có thể chỉ kiếm được 5 NDT cho mỗi cốc được làm ra, nhưng một nghệ nhân có kinh nghiệm có thể tạo hình 1.000 chiếc mỗi ngày”. 

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement