Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bí quyết để có mức lương mơ ước

Doanh nhân

05/06/2017 08:24

Dù không thích việc phải thương thuyết với nhà tuyển dụng hoặc không coi trọng vấn đề tiền lương nhưng chỉ cần một chút khéo léo và cố gắng, bạn có thể làm tăng thu nhập hàng tháng cũng như các khoản trợ cấp khác của mình.

Bạn có thể áp dụng một số lời khuyên sau để đạt được mức lợi ích cao nhất khi thương lượng mức lương:

Không nên đưa ra một con số cụ thể trong cuộc phỏng vấn

Nếu bạn chủ động đưa ra một con số cụ thể trước, người phỏng vấn sẽ căn cứ vào đó để hạ thấp mức lương của bạn. Họ thường nói rằng đó là mức lương quá cao và đề nghị một con số khác nhỏ hơn. Ngoài ra, có thể bạn lại đề nghị một mức lương thấp hơn mong đợi của nhà tuyển dụng ( và họ sẽ rất vui mừng trong trường hợp này ).

Người nói ra trước con số cụ thể sẽ khiến đối phương đề ra hành động có lợi hơn. Do đó, người phỏng vấn luôn muốn ứng viên sẽ nói ra điều này trước.

Để khắc phục tình huống này, bạn không nên đưa ra một con số cao chót vót với hi vọng nhà tuyển dụng sẽ tự động hạ thấp dần tới mức chấp nhận được. Họ sẽ cho rằng bạn không thực tế và cuộc thương lượng có thể thất bại trước khi thực sự bắt đầu.

Tốt nhất, khi được hỏi về tiền lương, hãy hỏi lại người phỏng vấn rằng họ trả bao nhiêu cho vị trí tuyển dụng. Dù anh/ ta đưa ra con số bao nhiêu, hãy nói: "Đó là một điểm khởi đầu tốt" (và sau đó bạn có thể yêu cầu nhiều hơn).

Hãy hỏi thêm về những trách nhiệm công việc bởi nó ảnh hưởng tới tiền lương của bạn. Nhấn mạnh rằng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty quan trọng hơn. Mẹo này giúp bạn chứng tỏ bạn là một thành viên trong nhóm và thực sự muốn cống hiến cho công ty. Nó có thể khiến nhà tuyển dụng thoáng hơn trong việc chi trả cho một nhân viên tâm huyết, muốn gắn bó với công ty.

Ảnh minh họa

Nếu các bước trên không mang lại hiệu quả, hãy áp dụng hình thức thương lượng " trọn gói". Bạn có thể đưa ra một mức lương bao gồm tiền lương cứng, thưởng, trợ cấp xăng xe, điện thoại…

Nhà tuyển dụng sẽ không biết bao nhiêu phần trăm trong số đó là lương thực tế và bao nhiêu là phần lợi ích. Chú ý, tránh khoác lác " Công ty A sẵn sàng trả… để có được sự phục vụ của tôi" bởi công ty trả lương cho những giá trị hiện tại của bạn chứ không phải vì công ty khác.

Không thương lượng cho tới khi bạn nhận được một lời đề nghị qua văn bản

Giả sử bạn không nhận được một lời đề nghị rõ ràng và cụ thể qua văn bản trước khi bước vào vòng thương lượng, người phỏng vấn có thể tăng thêm 5 đồng trong lương cơ bản. Bạn vui mừng chấp nhận và kí hợp đồng ngay vì cho rằng mình được trả cao hơn mong đợi.

Nhưng thực tế có thể bạn lại mất đi 10 đồng trong các khoản thưởng và trợ cấp ( những điều này lại không được người phỏng vấn nói đến). Ngược lại, nếu nhận được một văn bản đề nghị rõ ràng, bạn biết mình sẽ làm gì trong cuộc thương lượng.

Một khi nhận được lời đề nghị qua văn bản, hãy yêu cầu một thời gian ngắn để xem xét, cân nhắc. Dù thương thuyết không phải thế mạnh của bản thân nhưng nếu cố gắng, số tiền bạn nhận được sẽ nhiều hơn và kĩ năng thương lượng của bạn cũng tiến bộ hơn.

Nghiên cứu và lên kế hoạch cho "cuộc tấn công" của bạn

Để đề nghị một mức lương phù hợp, bạn cần biết vị trí công việc được trả ở khoảng nào. Hãy kiểm tra các thông kê về mức lương trực tuyến, qua báo chí.

Tốt nhất là tìm hiểu thông qua mạng lưới quan hệ của bạn, hỏi những người làm công việc tương tự. Tìm ra mức cao nhất trong khoảng lương đó và đề nghị. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu và bạn xứng đáng với con số cao nhất đó.

Kể cả khi bạn chưa đạt đến mức cao nhất đó, hãy mở rộng trách nhiệm của mình để phù hợp với nó. Ví dụ, nếu bạn là nhân viên marketing và có nền tảng bán hàng tốt, bạn có thể gánh vác thêm trọng trách của nhân viên bán hàng. Hãy đề nghị mức lương cao hơn vì rõ ràng công ty sẽ không tốn thêm ngân sách cho một nhân viên nữa khi bạn có thể đảm nhận cả 2.

Hiểu rõ điều bạn thực sự cần

Mỗi người đều có những nhu cầu khác ngoài tiền bạc. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên từ bạn bè, nhưng rốt cuộc bạn là người thực hiện việc hàng ngày và bạn phải tự quyết định mình có thực sự thích công việc đó không. Không thống kê mức lương nào cho bạn biết điều đó.

Một vài người đánh đổi tiền bạc để có thêm thời gian dành cho gia đình, một số người lại bỏ qua vấn đề tiền bạc để làm công việc thực sự cuốn hút họ.

Còn bạn, bạn có thể đánh đổi tiền bạc với điều gì? Hãy trung thực với bản thân. Tuy nhiên, cũng không nên từ bỏ việc có thêm tiền vì những lí do " lãng xẹt" như bạn không thích phải thương lượng, bạn ngại đề cập tới vấn đề tiền bạc, hay chưa có ai trong công ty làm như vậy…

Sự kết hợp giữa khả năng của bản thân và kĩ năng thương thuyết tốt sẽ giúp bạn đạt được mức lương xứng đáng với mình.

VŨ VŨ (Dân trí)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement