16/09/2017 04:16
Bí mật đằng sau chai nhựa đựng nước các nhà sản xuất đều giấu kín
Chai nhựa là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Vì tính tiện lợi và để tiết kiệm mà bạn vẫn có thói quen tái sử dụng chai nhựa để đựng nước. Tuy nhiên đằng sau việc này là một bí mật ít ai biết được.
Không phải loại chai nào cũng có thể tái sử dụng
Tuỳ vào chất liệu nhựa, chai có thể phân hủy tạo ra nhiều chất hóa học nguy hiểm hòa lẫn vào trong nước. Vậy nên, không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng. Để biết loại nào được phép dùng lại, loại nào không, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu đặc biệt ở phía dưới đáy chai: những hình tam giác được đánh số cho biết loại nhựa nào đã được sử dụng.
Chai có nhãn ghi số 1 (PET hoặc PETE) chỉ an toàn cho một lần sử dụng duy nhất. Khi tiếp xúc với oxy hoặc nhiệt độ cao, kể cả nắng, chai nhựa này sẽ xả chất độc hại vào trong nước.
Bạn cũng cần tránh sử dụng các chai có nhãn ghi số 3 hoặc 7 (PVC và PC) vì chúng thải ra các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống. Việc tiếp xúc lâu dài với những chất độc này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trầm trọng.
Chai làm từ polyethylene (nhãn ghi số 2 và 4) và polypropylene (nhãn ghi số 5 và PP) phù hợp cho nhiều mục đích. Chúng tương đối an toàn nếu bạn chỉ lưu trữ nước lạnh trong đó và thường xuyên khử trùng chúng.
2. Lượng vi khuẩn ngang ngửa… bồn cầu
Theo các nhà khoa học, uống nước từ một chai nhựa đã qua sử dụng có thể chứa một lượng vi khuẩn tương đương với đồ chơi của chó, thậm chí là… bệ ngồi toilet.
Lượng vi khuẩn trong những chai đó thường vượt quá ngưỡng an toàn quy định. Chúng ta đã vô tình tạo nên môi trường phát triển hoàn hảo cho vi khuẩn bằng cách cầm nắm chai bằng tay bẩn, sau đó lại tái sử dụng luôn mà không qua bước làm sạch, hoặc làm sạch quá sơ sài.
3. Chú ý đến phần cổ chai
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phần lớn vi khuẩn thường nằm ở phần nắp vặn – nơi mà bạn không rửa kĩ được.Những đường gen xoắn trên cổ chai và nắp có nhiều mầm bệnh mà bạn có thể nuốt vào cơ thể khi uống nước. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng ống hút hợp vệ sinh.
4. Bạn nên làm gì với chai nhựa?
Mặc dù những nguy cơ độc hại tương đối rõ ràng đối với việc tái sử dụng chai nhựa nhưng đa phần mọi người vẫn dùng lại chai nhựa.
Nếu như vậy, bạn có thể làm điều này một vài lần trong thời gian ngắnvới điều kiện là phải đảm bảo chúng được rửa sạchthường xuyên với xà phòng và nước ấm. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn bên trong chai nước bạn uống đấy.Khi các hư hại vật líbắt đầu xuất hiện như vết lõm, vết xước, đó là lúc chúng nên được bỏ đi.
Bên cạnh đó, để thay thế một chai nhựa, bạn có thể sử dụng sang bình thép không gỉ, hay thậm chí là chai thủy tinh. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng chai nhựa, bạn hãy để ý những kí hiệu trên sản phẩm nhựa để chọn loại chai thích hợp. Nên chọn chai nhựa làm từ polypropylene(PP), chúng thường màu trắng, đây là loại nhựa trơ và không phản ứng, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm đấy.
Như trên đã nói, nhựa PET hay PETE là vật liệu làm từ hầu hết những chai nước dùng 1 lần như nước ngọt, nước trái cây, nước khoángkhông được khuyến khíchtái sử dụng vì thế bạn đừng cốtái sử dụng chúngnữa nhé.
Vì thế, không phải cứ uống hết rồi đổ nước mới vào uống tiếp ngày qua ngày mà được đâu nhé. Đôi khinhững việc như vậy lại vô tình mang đến nhiều tác hại mà bạn không hay biết.
Advertisement
Advertisement