Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bi kịch đằng sau 'vẻ hào nhoáng' của kỳ lân thương mại điện tử Gojek

So với những điều tội tệ thế giới đang gánh chịu do COVID-19, các hãng thương mại điện tử được dịp "bơm thêm" hàng tỷ USD. Song, những người làm công cho họ lại không được đãi ngộ xứng đáng.

2020 là một năm bùng nổ đối với các công ty thương mại điện tử ở Indonesia. Theo đó, ngành thương mại điện tử và giao hàng đã được quốc gia này đầu tư tài chính bài bản. Điều này được đánh giá là kịch bản phát triển mang lại lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế bị tàn phá do dịch bệnh.

COVID-19 thúc đẩy các hãng xe công nghệ "hốt bạc"

Khi COVID-19 xảy ra, nhu cầu mua sắm của người dùng thay đổi và cuộc đua thương mại điện tử bắt đầu bùng nổ, theo đó gã khổng lồ Gojek là người dành chiến thắng. Siêu tập đoàn cây nhà lá vườn của Indonesia, khởi đầu là một ứng dụng gọi xe dành cho xe ôm nhưng nó nhanh chóng phân nhánh sang các dịch vụ tài chính và giao đồ ăn.

Đến nay, Gojek phủ sóng tại hơn 200 thành phố và thị trấn ở 5 quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó Indonesia vẫn là cơ sở lớn nhất. Đại diện công ty cho biết, họ sở hữu hơn 2 triệu đối tác tài xế.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_5_7_9_8_31998975-1-eng-gb_dsc02265re2.jpg
Một tài xế Grab giao đồ ăn ở Jakarta. Ảnh: Nikkei

Bất chấp cuộc suy thoái do COVID-19, Indonesia có mức tăng trưởng kinh tế giảm 2,2% so với dự báo, các giao dịch thương mại điện tử trong cùng năm dự kiến ​​sẽ tăng 52% lên 32 tỷ USD.

Theo dữ liệu kinh doanh đến tháng 11/2020 của Gojek, công ty đã "chứng kiến ​​mức tăng trưởng doanh thu ổn định trong suốt năm hoạt động kinh doanh" với hơn 12 tỷ USD tổng giá trị giao dịch hàng năm, tăng 10% so với năm trước.

Cùng tháng, Gojeck đã thu được khoản đầu tư 150 triệu USD từ nhà mạng di động lớn nhất Indonesia, Telkomsel. Con số này đánh dấu mức kỷ lục cho vòng tài trợ 3 tỷ USD bắt đầu vào năm 2018 và kết thúc vào tháng 6, có sự tham gia của những người khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ Facebook và PayPal.

Những bất cập về chế độ đãi ngộ lao động

Theo tờ Asia Nikkei, mặc dù hoạt động của Gojek phụ thuộc chính vào tài xế giao hàng nhưng công ty lại trả cho họ mức lương tương đối thấp. Không chỉ tài xế Gojek, nhân viên của các hãng thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada cũng bị bóc lột sức lao động và giảm lương.

gojek-tp.hcm_-scaled.jpg
Các tài xế xe công nghệ phải làm việc cật lực trong thời COVID-19 nhưng lương bị giảm.

Komaruddin, tài xế Gojek 28 tuổi, cho biết anh đã kiếm được khoảng 200.000 rupiah (tương đương 322.000 đồng) mỗi ngày khi gia nhập Gojek với tư cách là một tài xế xe ôm vào đầu năm 2018.

Bình thường, Komaruddin phải làm việc 12 giờ/ngày để có đủ số tiền trang trải cuộc sống của mình. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, anh phải làm việc 16 giờ/ngày và chỉ nghỉ 2 ngày/tháng. Song, 
số tiền mà anh Komaruddin kiếm được chỉ mang về nhà một nửa, hoặc thậm chí ít hơn. 

"Hai đứa con của tôi đã phàn nàn vì chúng hiếm khi gặp tôi trong những ngày này. Tôi sẽ cố gắng tìm một công việc khác nếu có thể. Nhưng thật khó khăn", Komaruddin nói với Nikkei Asia vào cuối tháng 11/2020.

https___s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_4_4_7_8_31998744-4-eng-gb_rtx8m0j6re2.jpg
Nhu cầu đi lại bị hạn chế do COVID-19 khiến các tài xế công nghệ gặp khó khăn. 

Ông Igun Wicaksono, Chủ tịch Garda, hiệp hội gồm 100.000 tài xế Gojek và Grab chia sẻ, trước COVID-19, Gojek có áp dụng thưởng hàng ngày cho những tài xế đáp ứng được hạn ngạch giao hàng hàng ngày của họ. Tuy nhiên, chương trình này đã ngừng hoạt động, có nghĩa tiền trả cho mỗi lần giao hàng đã giảm xuống 20%.

Ông Wicaksono nói thêm rằng, hiệp hội không giữ số liệu chính thức, nhưng đã có nhiều báo cáo khác nhau về những tài xế bị nhiễm COVID-19 và liên quan đến các tai nạn liên quan đến công việc.

"Những vấn đề này xảy ra là do các đơn đặt hàng ngày càng khó tìm. Họ nỗ lực để nhận được đơn đặt hàng lớn hơn, dẫn đến việc kém tập trung khi lái xe, dẫn đến nhiều vụ tai nạn hơn", ông Igun Wicaksono giải thích.

Hơn nữa, tài xế của hãng Uber hay Gojek cũng chỉ được xem là "đối tác của hãng xe công nghệ", và không được xem là nhân viên chính thức. Do đó, họ không được hưởng thêm bất kỳ điều khoản nào trong luật bảo vệ người lao động của chính phủ, bao gồm bảo hiểm tai nạn và nhân thọ. 

gojek-5.jpg
Kỳ lân các thương mại điện tử cần quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi của người lao động.

Khác với những trường hợp như anh Komaruddin, Dwi Topan, 25 tuổi, một nhân viên chuyển phát nhanh tại SiCepat, cho biết, bưu kiện mỗi ngày của anh ấy đã tăng từ 140 đơn lên 180 trong thời COVID-19, theo đó tiền thưởng của anh cũng tăng theo. Được biết, Topan là nhân viên chính thức toàn thời gian tại công ty giao hàng, có chế độ bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe cùng với trợ cấp nghỉ lễ.

Ông Heru Sutadi, Giám đốc Điều hành Viện CNTT-TT về nền kinh tế kỹ thuật số có trụ sở tại Jakarta, đánh giá: "Đại dịch thực sự đang ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả thu nhập của các tài xế taxi chạy dịch vụ trực tuyến. Nhưng những nền tảng này đã thu được rất nhiều khoản đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, vì thế họ nên quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi của người lái xe. Sau tất cả, họ là những người đã giúp các kỳ lân phát triển".

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement