Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Chính sách - Hạ tầng

11/09/2019 11:49

Vi khuẩn ăn thịt người là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng thời gian gần đây mùa mưa bão, loại vi khuẩn chết người này đã bùng phát trở lại.

Vi khuẩn nào là vi khuẩn ăn thịt người?

Theo Colleen Kraft, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Emory, có rất nhiều loài vi khuẩn thông thường cũng có thể gây ra Necrotizing fasciitis. Chúng không nhất thiết phải là vi khuẩn đột biến hoặc các vi khuẩn hiếm gặp.

"Necrotizing fasciitis là do vi khuẩn ở sai chỗ. Khi vi khuẩn chui được vào lớp fascia – nằm giữa da và cơ bắp – nó đã lọt được vào nơi giống như một siêu xa lộ để lan truyền rộng khắp cơ thể", bác sĩ Kraft nói. "Rất nhiều vi khuẩn vốn sống trong môi trường ẩm ướt, vì vậy, chúng lây lan điên loạn một khi vào được bên trong fascia".

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Những nghi phạm thông thường gây ra Necrotizing fasciitis là nhóm A Strep, E. Coli, Staph và Vibrio (một chủng đặc biệt có độc tính trong nước mặn). Những vi khuẩn này có mặt mọi lúc xung quanh chúng ta. Staph là một ví dụ, nó được tìm thấy trên da của những người khỏe mạnh. Chỉ khi da bị xước xát cho phép Staph vào bên trong cơ thể, nó mới khiến bạn bị bệnh.

Loại vi khuẩn khác có tên whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

vi1

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh whitore có xu hướng gia tăng cao điểm vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7-11.

Mới đây nhất, một trường hợp bệnh nhân là nữ giới, quê ở Thanh Hóa bị vi khuẩn whitmore ăn cụt cánh mũi. Trước đó, bệnh nhân được tuyến dưới chẩn đoán nhiễm trùng do tụ cầu nhưng khi bác sĩ bệnh viện Bạch Mai cấy mủ đã phát hiện dương tính với whitmore.

Còn loại vi khuẩn tấn công lớp fascia, gây hoại tử và lây lan nhanh chóng. Bác sĩ Kraft nói vi khuẩn cũng cố gắng thoát ra ngoài khi chúng giết chết các mô mềm và tiếp tục nhân lên. Nhưng bởi đã bị kẹp giữa lớp da và cơ bắp, chúng nhanh chóng lan truyền trong lớp fascia đi khắp cơ thể. Sự phát triển âm thầm này ít được cả bệnh nhân lẫn bác sĩ chú ý đến.

Mặc dù nhìn bề ngoài bệnh nhân có vẻ ổn, nhiễm trùng trong fascia có thể tiến triển rất nhanh. Và một khi bệnh nhân đã mắc Necrotizing fasciitis, việc điều trị gặp rất nhiều thách thức. Thuốc kháng sinh chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn, trong khi bệnh nhân cần phải loại bỏ toàn bộ mô hoại tử.

  Khi vi khuẩn lọt được vào lớp fascia nằm giữa da và cơ, nó có thể bắt đầu

Khi vi khuẩn lọt được vào lớp fascia nằm giữa da và cơ, nó có thể bắt đầu "ăn thịt" nạn nhân và lây lan khắp cơ thể.

Điều này dẫn đến việc chữa trị Necrotizing fasciitis thường đòi hỏi cắt cụt chi.

Năm ngoái, ít nhất hai người tại Mỹ đã chết vì Necrotizing fasciitis sau khi nhiễm nó từ vùng lụt sau bão Hurricane Harvey. Bạn thậm chí vẫn có thể nhiễm vi khuẩn mặc dù không lội xuống nước. Một người đàn ông ở California bị Necrotizing fasciitis sau khi bắt một con cá khiến tay ông bị trầy xước.

Những con đường lây nhiễm của bệnh whitmore

- Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.

- Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.

- Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.

- Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.

- Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh whitmore như chó, mèo, bò, dê…

Bệnh whitmore nguy hiểm như thế nào?

Bệnh whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là một vết xây xát nhỏ nhưng khi được tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn whitmore thì nguy cơ bạn bị nhiễm trùng, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày.

Người bệnh bị các bệnh lý như tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính dễ mắc whitmore hơn những người khác.

Điều khó khăn hiện nay là bệnh whitmore có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân có thể nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như truyền nhiễm, hô hấp, cơ - xương - khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa… do đó có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Việc này dẫn đến những khó khăn trong điều trị, có thể khiến bệnh trầm trọng hơn nếu điều trị sai.

Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore?

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là:

- Sốt,

- Viêm phổi,

- Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí,

- Nhiễm trùng đường tiết niệu…

Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp, thường xuyên với đất như nông dân. Đối tượng người già cũng rất dễ mắc vì thường có hệ miễn dịch yếu.

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần hết sức cảnh giác, phải đến ngay những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân đã từng bị whitmore phải thường xuyên tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, phải có sự kiên trì điều trị vì điều trị khỏi bệnh cần đến 6 tháng giống như bệnh nhân bị bệnh lao.

Cách phòng ngừa bệnh 

Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Theo khuyến cáo của bác sĩ, những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trong quá trình, làm việc, đi lại, nếu phải đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì rất dễ bị tấn công.

- Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay bàn chân luôn phải sạch. Nếu tay chân dính bùn đất cần phải rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô trước khi muốn làm việc gì tiếp theo.

Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement