Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bênh con mất cả lý trí, con sẽ học được gì?

Dân sinh

06/03/2017 07:04

Có người vì bênh con mà đánh nhau với phụ huynh khác, lại có người bênh con theo kiểu...đánh con để 'dằn mặt' đối phương. Nhưng cha mẹ bênh con như thế nào mới đúng?

Bênh con không cần biết đúng - sai

Hai ngày qua, dư luận xôn xao câu chuyện hai phụ huynhở Sóc Trăngđánh nhau trong sân trường vìbênh con. Thế nhưng đây không phải là vụ việc cá biệt.

Trước đó năm 2016,tại Bạc Liêu, hai phụ huynh cũng vì bênh con mà đánh nhau, hậu quả làm một người chết, một người vào tù. Hay mới tháng 2 vừa qua, mộtphụ huynh đãtới trường đánh bạn học của con đến mứcnhập việnvì cho rằng em này bắt nạt con mình...

Trên thực tế, có không ít phụ huynh bênh con/cháu mìnhbất kể đúng sai.Ngoài ra còncó trường hợp bênh con theo kiểu... đánh con để 'dằn mặt' đối phương.

ChịHà Thương, ngụ quận Gò Vấp, kể lại câu chuyện mà chị chứng kiến ngoài cổng trường: gặp phụ huynh em T. ngoài cổng, mẹem N. nói 'Cháu N. nói trong giờ chơi hôm quabị cháu T. đánh'.

Cha mẹ dạy con, bênh conkhông đúng cách khó tránh được con trở nên ích kỷ, thậm chí là bạo lực - Tranh: NOP

Phụ huynh em T. lập tức sa sầm mặt, vừa thấy con đi ra không hỏi lời nàođã tát con tới tấp: 'Tại sao mày đánh nhau, để người ta mắng vốn tao, hả, hả?'. Mẹ em N. phát hoảng, vội can ra và bỏ luôn ý định cùng phụ huynh emT. bàn bạc để hai đứa nhỏ đừng xích mích.

Chuyện trẻ con, để trẻ con tự giải quyết

"Một sốbậc phụ huynh ngày nay bênh con thái quá và đó chính là cái thang cho con các vị đến với hư đốn. Người lớn thiếu suy nghĩ, hồ đồnhư thế thìlàm sao con trẻ trưởng thành và trở thành người tốt được?Tấm gương nhớp ở nhà to đùng thế kia hỏi bọn trẻ soi vào đâu để thấy nếp sống tốt đẹp?", bạn đọcMinhlv chia sẻ trênTuổi Trẻ Online.

"Chuyện con trẻ mà người lớn không hiểu, chia sẻ thì đánh nhau là chuyện không tránh khỏi. Nhưng nên nhớ cha mẹ là tấm gương cho con trẻ, cư xử như vậy thật tiếc cho các cháu. Bây giờ con ai cũng là vàng, mà đã là vàng thì họ phải bảo vệ đến cùng dù 'hi sinh' cha mẹ. Người lớn đã quên bài học cần phải bao dung. Chuyện trẻ con để trẻ con tự giải quyết. Người lớn không làm gươngthì tương lai tụi trẻ cũng như thế", bạn đọcNinh Thuận tâm tư.

Chia sẻ về vấn đề này, thầy Sầm Quốc Bửu - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang,cho biết: "Cha mẹ là tấm gương cho con, mọi hành xử của cha mẹ đều có ảnh hưởng tới trẻ. Cha mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, con cũng sẽ bắt chước, do đó cha mẹ cần hết sức kiềm chế hành vi của mình để không là gương xấu cho con.

Con thì ai cũng thương, nhưng nên thương đúng cách. Nếu con đi học về kể rằng mình bị bạn bắt nạt, hoặc bị bạn đánh, phụ huynh không nênvội vàng đitìm phụ huynhem học sinh kia để nói chuyện màlên trường gặp giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu để hỏi rõ sự tình.

Phía nhà trường sẽ tìm hiểu xem có đúng nội dung phụ huynh và em đó phản ánh hay không. Nếucó, nhà trường và cô chủ nhiệm sẽ lưuý và có cách giáo dục thêm em học sinhbị phản ánh, đồng thời sẽ trao đổi với phụ huynh em đó đề nghị cùng hỗ trợ trong việc giáo dục với nhà trường".

Theo chuyên gia tâm lý, việc cha mẹbênh con thái quá, thậm chí dùng bạo lực để bênh con, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách đứa trẻ. Nó sẽ khiến đứa trẻ trở nên ỷ lại, chuyện gì cũng nhờ cha mẹ giải quyết.

Ngoài ra, đứa trẻ được cha mẹ bênh chằm chặp cũng có khuynh hướng ích kỷ, tự cho mình là 'trung tâm của vũ trụ', không biết phân biệt phải - trái, thậm chí có hành động bạo lực khi sự việc không được nhưý mình.

MINH ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement