Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bế tắc với nhà ở xã hội

Thiếu vốn, doanh nghiệp không mặn mà, thủ tục nhiêu khê… là nguyên nhân khiến nhà ở xã hội rơi vào cảnh bế tắc, sau khi kết thúc gói 30.000 tỷ đồng.

Thiếu tiền

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà ở xã hội trong toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2011-2020 cần khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, TP.HCM khoảng 134.000 căn, Hà Nội khoảng 110.000 căn, Bình Dương 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn, Đà Nẵng 11.500 căn...

Việc phát triển nhà ở xã hội đang gặp khó.
Việc phát triển nhà ở xã hội đang gặp khó.

Tuy nhiên, đến nay chỉ mới thực hiện được khoảng 30% kế hoạch đã đề ra. Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thực hiện khảo sát, có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020.

Trong đó, cán bộ công chức là 10.000 căn, hộ thu nhập nghèo là 39.000 căn, lao động trong khu công nghiệp là 17.000 căn. Đa số trong các nhóm đối tượng đều chọn phương thức thuê mua nhà ở xã hội chiếm tỷ lệ từ 65-94%. Hiện tại, TP.HCM đang triển khai kế hoạch xây dựng 39 dự án nhà ở xã hội với tổng số 44.701 căn hộ. Đến năm 2020, có thể xây dựng hoàn thành 20.000 căn.

“Trên thực tế, do nguồn lực ngân sách có hạn và kể cả khi thực hiện phương thức xã hội hóa vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở xã hội”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nói.

Nhìn về quá khứ, khi thị trường bất động sản bị khủng hoảng đóng băng giai đoạn 2011-2013, để giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu và hỗ trợ người thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/2013/NQ-CP ngày 7/1/2013 với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.

Trong đó 70% tương đương 21.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán không quá 1,05 tỷ đồng, được hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi 6%/năm 2013 và 5%/năm từ năm 2014 đến năm 2019. Đồng thời, cấp 30% gói tín dụng ưu đãi tương đương với 9.000 tỷ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Kết thúc gói 30.000 tỷ đồng, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về cho vay mua nhà ở xã hội. Chương trình cho vay nhà ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP giải ngân từ tháng 4/2018. Tuy nhiên, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP do chưa có vốn.

Điều này dẫn đến tình trạng nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đang xây dựng dở dang không được tiếp tục vay để hoàn thành dự án, nhiều người vay mua nhà ở xã hội nhưng chưa được nhận nhà trong năm 2016 cũng không còn được tiếp tục vay ưu đãi, mà phải chuyển sang vay thương mại nên cả chủ đầu tư dự án và người vay mua nhà ở xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

Nhu cầu lớn nhưng TP.HCM chỉ bố trí được 10 tỷ đồng cho nhà ở xã hội trong năm 2019.
Nhu cầu lớn nhưng TP.HCM chỉ bố trí được 10 tỷ đồng cho nhà ở xã hội trong năm 2019.

Khó khăn về nguồn vốn thực hiện chính sách nhà ở xã hội được thể hiện rõ nét tại một đô thị lớn như TP.HCM. Cụ thể, UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2019 của chương trình cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh TP.HCM, UBND TP.HCM phê duyệt quỹ vốn cho vay mua nhà ở xã hội trong năm 2019 cho các quận, huyện là 10 tỷ đồng. 

Cụ thể quận 12 được phân bổ 2 tỷ đồng, quận 3 được 1,1 tỷ đồng, các quận 10, quận Bình Tân và huyện Hóc Môn mỗi địa phương được 1 tỷ đồng, quận 7 có 800 triệu đồng, huyện Nhà Bè có 700 triệu đồng, quận Tân Bình là 500 triệu đồng, quận 8 có 400 triệu đồng, huyện Bình Chánh là 300 triệu đồng, thấp nhất là quận 5 chỉ có 200 triệu đồng. 

Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh TP.HCM chịu trách trách nhiệm triển khai và cân đối nguồn vốn. Đôn đốc, kiểm tra giám sát các phòng giao dịch để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Khó tứ bề

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 355/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay dư nợ trong năm 2019 để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm.

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2019 và thay thế Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 3/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, tại Quyết định 255/QĐ-TTg có hiệu lực từ 4/3/2019, mức lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 5%/năm.

Tuy nhiên, để chính sách này áp dụng vào cuộc sống lại là điều khác. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, nhưng chỉ cho người dân vay chứ không cho doanh nghiệp vay. Nếu doanh nghiệp muốn vay, thì vay theo cơ chế lãi suất thương mại. Doanh nghiệp không được hỗ trợ vay vốn thì lấy tiền đâu xây nhà ở xã hội.

“Những doanh nghiệp tâm huyết làm nhà ở xã hội cho công nhân, hay những người thu nhập thấp thì thực tế triển khai gặp rất nhiều vấn đề về luật”, ông Nghĩa nói.

Giá nhà tăng cao, chính sách nhà ở xã hội bế tắc khiến người nghèo đô thị khó mua nhà.
Giá nhà tăng cao, chính sách nhà ở xã hội bế tắc khiến người nghèo đô thị khó mua nhà.

Nói về các nghị định luật và thông tư, theo ông Nghĩa có đầy đủ, nhưng trên thực tế khi triển khai tại địa phương thì phát sinh nhiều vấn đề ngay từ khâu xin dự án, kế đến là cơ chế hỗ trợ. Luật có nhưng khi xin cơ chế phù trợ thì rất khó.

Nói thêm, chính sách nói về những ưu đãi hỗ trợ kỹ thuật hạ tầng, nhưng trên thực tế thì không có, khiến chủ đầu tư phải tự làm dẫn đến giá thành đội lên. Chính vì vậy các doanh nghiệp không quá mặn mà với các dự án nhà ở xã hội.

“Hiện nay Lê Thành đã bàn giao hơn 4.000 căn nhà ở xã hội. Thực tế có nhiều dự án đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có quyết định miễn sử dụng đất”, ông Nghĩa nói.

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản Bộ Xây dựng cho rằng, còn rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn.

Sau khi gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, nhưng ngân sách Nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại để cho vay nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở. Hiện nay ngân sách Nhà nước mới chỉ bố trí được gần 1.200 tỷ đồng trong tổng số 9.000 tỷ cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Người nghèo, người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, gia đình trẻ còn rất hạn chế, rất khó khăn trong việc mua nhà ở. Tại một số địa phương có dự án nhà ở cho công nhân nhưng giá bán, cho thuê cao, cơ chế quản lý chặt chẽ, do đó chưa phù hợp với điều kiện thu nhập của công nhân lao động.

DUY QUANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement