Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bé bị ho, sổ mũi, thở khò khè mẹ phải làm sao?

Sức khỏe

01/08/2017 07:56

Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường đi kèm với các biến chứng khác như sổ mũi, thở khò khè khó chịu.

Bệnh ho ở trẻ nhỏthường xảy ra do thời tiết thay đổi dẫn đến đường hô hấp bị ảnh hưởng, kèm theo đó là các biến chứng như sổ mũi, thờ khò khè.

Tình trạng sổ mũi khi ho ở trẻ được biểu hiện như chảy nước mũi thường xuyên còn khò khè là tiếng thở của bécó những âm sắc trầm như tiếng ngáy hay tiếng gió rít qua kẽ lá lúc bé thở ra hít vào.

Đối với trẻ sơ sinh nhịp thở thường thấp nên rất khó mẹ có thể phát hiện ra bằng tai, đôi khi phải dùng ống nghe của bác sĩ mới có thể phát hiện ra được.

Tiếng khò khè ở trẻ nghe giống như tiếng ngáy hoặc tiếng gió rít qua kẽ lá. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra ho kèm sổ mũi, thở khò khè ở trẻ

Trong những ngày thời tiết thay đổi, đang nắng thì mưa, đang mưa thì bỗng chốc chuyển lạnh đột ngột rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Khi luồng không khí lạnh vào đường thở của trẻ không được sưởi ấm đủ dễ tăng tiết nhờn từ đó dẫn đếnnghẹt mũi và khó thở.

Đối với trẻ sơ sinh thì tình trạng này thường gặp hơn do bé chưa biết cách thở bằng miệng mà chỉ thở bằng mũi. Chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi cũng dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi và thở khò khè.

Theo ý kiến của PGS. TS. BS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ươngkhi giao mùa và mùa lạnhlà thời kì bùng phát các dịch bệnh đường hô hấp, đặc biệt là virus.

Khi mắc bệnh thì các dịch xuất ra trong mũi. Các dịch này là cơ chế tự nhiên của cơ thể tiết ra để tăng kháng thể, đẩy virus vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè, sụt sịt thậm chí gây ho húng hắng.

Việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè... Ảnh minh họa

Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm mũi, viêm tai, thậm chí là viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản.

Cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ thử nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ và dùng khăn xô mềm để làm thông thoáng đườngthở cho con. Tiếng thở khò khè sẽ không còn. Nhưng đối với trường hợp thở khò khè kết hợp ho, sổ mũi cần được sự thăm khám, tư vấn và điều trị từ bác sĩ.

Vệ sinh mũi cho trẻ để giảm bớt tình trạng thở khò khè. Ảnh minh họa

Đối với các bé lớn hơn, việcvệ sinh đường thở cho trẻcũng là vô cùng cần thiết để loại bỏ tiết dịch nhờn, hết khò khè.

Ngoài ra, có thểđiều trị ho cho trẻ nhỏbằng một số bài thuốc dân gian đơn giản như:

- Pha một thìa cà phê mật ong và nước ấm và cho bé dùng vào mỗi sáng. (Dùng cho trẻ trên 1 tuổi).

- Láhẹ xay nhuyễn thêm đường phèn và hấp cách thủy 15 phút. Sau đó lấy phần nước cách thủy cho bé dùng. Ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.

- Quất xanh rửa sạch cắt ngang để cả vỏ và hạt trộn với đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy đến khi quất chín thì dằm ra, lấy phần nước cho bé dùng nhiều lần trong ngày.

- 1 quả lê nhỏ, 1 nhánh gừng và 3 tép tỏi trộn với vài hạt muối, đường phèn đem hấp cách thủy. Sau khi chín cho bé dùng lê hoặc nước lê đều được.

Về hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ, chuyên gia PGS.TS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biếtkhò khè là một triệu chứng hô hấp báo hiệu đường thở của trẻ đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do viêm tiểu phế quản, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc việc hít phải dị vậy nhỏ cũng gây ra thở khò khè ở trẻ nhỏ.

Còn hiện tượng có đờm trong cổ họng, với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy. Vì thế, trẻ phải ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.

TS. Chu Thị Hạnh cho hay, có những cháu bé rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bé có các triệu chứng khò khè, ho có đờm, phụ huynh nên cho bé kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không? Tốt nhất nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi để bác sỹ phát hiện sớm.

Theo Linh Chi/ Gia đình & Xã hội

CHI CHI (Khám phá)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement